Điều đó vẫn đúng bất kể bằng cấp hay chuyên môn công việc của người ấy, nhóm nghiên cứu từ Đại học Anglia Ruskin (Anh) kết luận.
Nhà kinh tế học, tiến sĩ Nick Drydakis, đã tìm hiểu 7.500 người - cả người bình thường lẫn người đồng tính, tuổi từ 26 đến 50. Dữ liệu được thu thập trong năm 2008.
Tiến sĩ Drydakis cho rằng sự thiếu vắng tình dục trong phòng ngủ có thể khiến mọi người "dễ bị ảnh hưởng bởi sự cô đơn, những lo lắng xã hội và trầm cảm từ đó có thể xáo trộn quá trình làm việc của họ".
"Các phân tích xã hội hiện đại cho thấy sức khỏe, các kỹ năng liên quan đến kinh nghiệm và không kinh nghiệm, cá tính là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến bậc lương", nghiên cứu nhận định. "Hoạt động tình dục cũng có thể là một yếu tố thú vị, vì nó được xem là một thước đo về sức khỏe, chất lượng cuộc sống, sự khỏe mạnh và hạnh phúc".
Tuy vậy, trong nghiên cứu, tiến sĩ Drydakis cũng thừa nhận một điểm yếu bắt nguồn từ giải thuyết nghịch đảo: "Có thể sex không phải là thứ tác động ngẫu nhiên tới lương lậu, mà chính lương cao hơn đã thúc đẩy mọi người hăng hái làm 'chuyện ấy'. Chẳng hạn, lương cao có thể làm gia tăng giá trị hấp dẫn của một người trên mặt trận hẹn hò, lương cao làm tăng giá trị của các món quà, và nhận được sự tưởng thưởng bằng sex...".
Điều đó nói lên rằng, có thể lương cao hơn chính là động lực để thúc đẩy cuộc sống chăn gối (hoặc ngược lại). Dù sao đi nữa, nghiên cứu vẫn chỉ ra điều cốt lõi: "Những người lao động làm 'chuyện ấy' hơn 4 lần mỗi tuần sẽ nhận được mức lương cao hơn rõ rệt".
VnExpress (Theo VnExpress)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.