Mỹ dự tính gửi 'vũ khí sát thương' đến Ukraine, Nga cảnh báo nóng

Lê Phương (Newsweek) Thứ năm, ngày 23/03/2023 13:09 PM (GMT+7)
Theo một quan chức Nga, Mỹ không nên cung cấp cho Ukraine "các hệ thống hiện đại phức tạp, tầm xa, ngày càng nguy hiểm", trong bối cảnh xung đột vẫn đang tiếp diễn.
Bình luận 0
Mỹ dự tính gửi 'vũ khí sát thương' đến Ukraine, Nga cảnh báo nóng - Ảnh 1.

Phần đuôi chưa nổ của một quả tên lửa 220mm chứa bom chùm được phóng từ bệ phóng tên lửa đa năng BM-27 Uragan tại một nghĩa trang ở Mykolaiv, miền nam Ukraine, vào ngày 21 tháng 3 năm 2022. Ảnh: Getty

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov nói với hãng thông tấn nhà nước TASS hôm 22/3: "Trên thực tế, Mỹ đang thể hiện thái độ theo hướng ngày càng leo thang".

Bom chùm giải phóng nhiều quả bom nhỏ hơn hoặc đạn con trên một khu vực rộng, có thể khiến dân thường gặp nguy hiểm. Vũ khí này bị cấm ở hơn 120 quốc gia, nhưng chiến trường Ukraine hiện là nơi duy nhất mà chúng đang được sử dụng, theo một báo cáo của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền từ tháng 9/2022.

Hôm 21/3, một nhóm các nhà lập pháp Đảng Cộng hòa đã kêu gọi Tổng thống Mỹ Joe Biden gửi bom chùm tới Ukraine. Bức thư viết: "Việc cung cấp các loại vũ khí này sẽ cho phép Ukraine bù đắp cho lợi thế cả về nhân lực và đạn pháo của Nga".

"'Hậu quả trước mắt' của việc không gửi các loại vũ khí này đang diễn ra trên chiến trường ở Bakhmut và những nơi khác ở Ukraine", các dân biểu viết.

Thành phố Bakhmut, thuộc khu vực Donetsk phía đông Ukraine, đã chứng kiến nhiều tháng giao tranh ác liệt.

Trong tháng này, Reuters đưa tin rằng Ukraine đang hy vọng nhận được bom chùm vận chuyển bằng máy bay MK-20 từ Mỹ, cũng như đạn pháo chùm 155mm.

Mary Wareham, giám đốc vận động vũ khí của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, cho biết vào tháng 8 năm 2022 rằng Nga đã "sử dụng rộng rãi" bom chùm ở Ukraine.

Cả Nga và Mỹ đều chưa ký kết Công ước Liên Hợp Quốc về Bom, đạn chùm. Hiệp ước quy định việc sử dụng, phát triển, sản xuất, thu mua, tàng trữ hoặc chuyển giao bom, đạn chùm cũng như hỗ trợ hoặc khuyến khích các bên khác làm như vậy là bất hợp pháp.

"Ngày càng có nhiều hệ thống hiện đại phức tạp, tầm xa, gây chết người tràn ngập chiến trường Ukraine, và do đó, Mỹ hết lần này đến lần khác khẳng định vị thế của mình với tư cách là một bên trực tiếp tham gia vào cuộc xung đột", ông Ryabkov nói. 

Theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, chính sách trước đây của Mỹ cho biết bom, đạn chùm chỉ có thể được sử dụng nếu chúng để lại ít hơn 1% bom, đạn con hoặc bom nhỏ, hoặc "sở hữu các tính năng tiên tiến để giảm thiểu rủi ro do bom, đạn con chưa nổ gây ra". 

Tuy nhiên, chính sách này đã bị thay đổi vào năm 2017, khi Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết họ sẽ "giữ lại các loại bom, đạn chùm hiện có trong kho" cho đến khi chúng được thay thế bằng "các loại đạn đáng tin cậy hơn". Mặc dù vậy, giới hạn 1% vẫn áp dụng cho việc xuất khẩu bom, đạn chùm, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền lưu ý.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem