Vào ngày 26.7.1957, các nhà khoa học Mỹ đã thực hiện vụ thử hạt nhân dưới lòng đất lần đầu tiên có tên Pascal-A. Sức công phá của vũ nổ mạnh gấp 50.000 lần so với dự tính, thổi tung chiếc hố sâu 152 mét và phá hủy lớp bê tông dày 1,5 mét ở trên cùng vốn dùng để hạn chế sức tàn phá.
Hai ngày sau đó, họ thử lại với 1 quả bom có sức công phá mạnh hơn 6 lần và cùng với 1 lớp bê tông nặng 2 tấn. Khác với lần trước, trong cuộc thử nghiệm thứ 2 này, một chiếc nắp cống được đặt lên trên miệng hố.
Một vụ thử hạt nhân dưới lòng đất của Mỹ
Ban đầu, các nhà khoa học dự đoán sức nóng và áp suất của vụ nổ sẽ khiến chiếc nắp cống này bốc hơi hoàn toàn. Thế nhưng, trái ngược lại, khi quả bom hạt nhân được kích nổ, áp suất khổng lồ đã… bắn tung chiếc nắp công dày 10 cm, nặng gần 227 kg này lên không trung. Kinh ngạc hơn, chiếc máy quay tốc độ cao dùng trong cuộc thí nghiếm – vốn có thể ghi 1 khung hình/ mi-li giây - cũng chỉ có thể “bắt” được đúng 1 khung hình có chứa chiếc nắp cống.
Tiến sĩ Robert Brownlee – người thiết kế cuộc thử nghiệm – cho rằng khó có thể biết chuyện gì xảy ra với chiếc nắp cống. Tuy nhiên, ông nhận định rằng chiếc nắp này có thể đã đạt tốc độ gấp 6 lần vận tốc cần thiết để thắng lực hút của Trái Đất (tức là 67,2 km/s). Một cuộc nghiên cứu khác vào thời gian sau cho rằng vận tốc chiếc nắp đạt được là khoảng 56 km/s. Trong khi đó, vận tốc lớn nhất mà con người đạt được là 70,2 km/s với vệ tinh Helios 2.
Vệ tinh Sputnik 1 của Liên Xô đã bị một chiếc nắp cống "qua mặt"?
Do chiếc nắp cống “may mắn” này không bao giờ được tìm thấy, những thông tin cũng như giai thoại về việc sẽ không bao giờ được kiểm chứng. Tuy nhiên, nếu tính toán của các nhà nghiên cứu là chính xác và chiếc nắp cống không bị nghiền nát bởi áp lực khổng lồ của vụ nổ, đây sẽ là vật thể nhân tạo đầu tiên bay lên vũ trụ, đồng thời là vật thể nhanh thứ 3 mà con người từng biết.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.