Người Mỹ không mong muốn mối quan hệ thân cận giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Sputnik
Gia tăng áp lực quân sự tại Syria
Cuối tuần qua Thổ Nhĩ Kỳ đã gia tăng áp lực quân sự trên lãnh thổ Syria. Sau khi chiếm đóng thành công thị trấn chiến lược Jarablus, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục mở rộng hoạt động trên lãnh thổ Syria.
Tờ Daily Mail cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ đã bị cáo buộc "mở rộng diện tích chiếm đóng" trong lãnh thổ Syria trong bối cảnh xuất hiện thông tin rằng hàng chục dân thường Syria đã bị phía Ankara sát hại trong nỗ lực tiêu diệt IS.
Lực lượng phiến quân Syria do Thổ Nhĩ Kỳ tài trợ đã đánh bật lực lượng người Kurd do Mỹ "chống lưng" khỏi một số ngôi làng và thị trấn tại miền Bắc Syria. Mục tiêu của phía Thổ Nhĩ Kỳ là dồn phiến quân người Kurd về khu phía Đông sông Euphrates.
Xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ tràn sang lãnh thổ Syria (Ảnh: AP).
Trước đó, chỉ trong ngày 24/8, hơn 10 xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ và theo sau là các xe bọc thép cỡ nhỏ khác chở theo phiến quân Syria được Ankara hậu thuẫn đã tiến vào khu vực Jarablus.
Nhóm đặc nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ cũng vượt biên giới vào Syria để mở đường cho chiến dịch.Cùng ngày, pháo, chiến đấu cơ Thổ Nhĩ Kỳ oanh tạc dữ dội vào các mục tiêu IS trong lãnh thổ Syria.
Theo Nhật báo Hurriyet đưa tin, Thổ Nhĩ Kỳ có 50 xe tăng và 380 nhân sự trên mặt đất ở Syria sau ba ngày triển khai.
Ngay lập tức, ngày 29.8, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ tập trung vào cuộc chiến chống nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, thay vì tấn công người Kurd trong thành phần lực lượng đối lập ở Syria.
Người Kurd hay Thổ Nhĩ Kỳ?
Dù lên tiếng như vậy, nhưng thực ra, trong khi vẫn hậu thuẫn cho lực lượng người Kurd ở Bắc Syria, Mỹ đã ủng hộ Thổ Nhĩ Kỳ bằng cách yểm trợ lực lượng xe tăng Thổ tham gia sâu vào lãnh thổ Syria và tấn công lực lượng người Kurd.
Sự hy sinh "đồng minh" này đối với người Mỹ quả thực là "một mũi tên trúng hai con chim", chuyên gia độc lập về vấn đề Trung Đông Jean Perier nhận định.
Tổng thống Obama (phải) và Tổng thống Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdoğan sẽ gặp nhau tại Trung Quốc).
Ông nói: Người Kurd Syria đã trở thành "con bài mặc cả" của Mỹ trong cuộc đàm phán với Ankara. Rõ ràng là như vậy. Bởi "bằng cách ném người Kurd Syria xuống dưới gầm xe buýt đang chạy, Nhà Trắng đã không chỉ muốn hàn gắn quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ và ngăn chặn Ankara tăng cường quan hệ với Moscow", vị chuyên gia nói.
Ông Jean Perier nhấn mạnh rằng việc tái lập quan hệ Nga-Thổ sau cuộc đảo chính quân sự bất thành ở Thổ Nhĩ Kỳ đã khiến cho Mỹ lo ngại.
Hơn nữa, tuyên bố của Ankara rằng cuộc xung đột Syria không thể được giải quyết mà không có sự tham dự của Nga. Thêm nữa, dường như cố tình “đổ thêm dầu vào lửa”, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ lại thông báo rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể ghé thăm Ankara ngày 31/8.
Chính những phát ngôn này khiến Mỹ không thể ngồi yên và quyết định phải hàn gắn quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ. Đây cũng rõ ràng là lý do Washington cử Phó Tổng thống Joseph Biden đầy ảnh hưởng, chứ không phải Ngoại trưởng John Kerry, đến Ankara để cải thiện quan hệ với chính phủ Erdogan.
Ông Jean Perier cho rằng: "Trong hoàn cảnh này, Washington đã quyết định làm tất cả những gì có thể để hàn gắn quan hệ với Ankara, bằng cách hy sinh người bạn mới là người Kurd”.
Các chiến binh YPG "là lực lượng chiến đấu hiệu quả nhất của Washington trong cuộc chiến chống lại nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo ở Syria. Từ lâu, Mỹ xem YPG là đồng minh của mình trong cuộc chiến chống IS. Tuy nhiên, không khó để nhận thấy rằng, nếu người Mỹ đã sẵn sàng hy sinh quân cờ của mình là người Kurd và phối hợp với Thổ Nhĩ Kỳ - lực lượng luôn mang trong mình ý chí của Tổng thống Erdogan rằng phải triệt hạ lực lượng người Kurd- thì ý đồ của Mỹ thực chất không là lực lượng khủng bố Hồi giáo IS tự xưng mà muốn khuấy đảo lò lửa chiến tranh tại lãnh thổ Syria.
|
Châu Anh (Tiền Phong)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.