Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Ông Bụt là ai?
Phật giáo truyền từ Ấn Độ vào Việt Nam từ rất sớm, theo nguyên âm tiếng Hindi từ Buddha (bậc giác ngộ) được phiên âm trực tiếp thành "Bụt", "Bụt Đà". "Bụt" được đưa vào trong các truyện dân gian, được coi là vị thần giúp đỡ những người tốt.
Từ thế kỷ IV - V, do ảnh hưởng của Phật giáo Trung Hoa, "Bụt" được thay thế bởi từ "Phật".
Ngày nay, hoạt động Phật giáo khởi sắc, nhiều người dân đã phân biệt được đâu là chùa thờ Phật, đâu là đền, đình, am, miếu thờ thần thánh.
Nhưng cơn bão video rồi đến thời đại phim, sân khấu thời số hóa, hình ảnh ông Bụt áo thụng, tay cầm phất trần thường xuất hiện cứu giúp người nghèo lương thiện trong chuyện cổ tích ít xuất hiện. Người nghèo, trẻ em không còn ước ông Bụt hóa phép trao cho những gì mình muốn, thay vào đó là người ta đến chùa cầu xin Phật phù hộ ban cho tài lộc, sức khỏe.
Nhóm Phật Di Lặc du xuân
Hàng năm, đến dịp lễ Noel, trên thị trường xuất hiện quần áo, mũ ông già Noel, cây thông, đèn màu, tranh, tượng … Ông già Noel trong dân gian trở thành như nhân vật có thật trong đời sống khắp thế giới.
Khi con gái tôi còn đang tuổi trung học, mỗi năm đến mùa Giáng sinh trên tivi quảng cáo những vật phẩm về ông Noel, một lần con tôi chợt nói mà không biết hỏi tôi hay tự hỏi: "Có ông Noel phát quà Giáng sinh sao không có ai phát quà vào ngày của Phật?".
Con gái tôi lại hỏi: "Mẹ, ông già Noel và ông Di Lặc có giống nhau không?". Tôi ớ người. Ừa, đúng vậy, gần hết đời rồi mới nghe một đứa trẻ hỏi thế.
Tôi mang suy nghĩ này nói chuyện với ông Minh Mẫn là nhà báo chuyên viết về Phật giáo, ông nói ngay: "Ở gần quán cơm chay từ thiện phía chùa Vĩnh Nghiêm có một nhóm khoảng gần mười ông thành lập câu lạc bộ Di Lặc du xuân".
Nhóm "Di Lặc du xuân" được thành lập từ ý tưởng của ông Minh Mẫn. Nhóm này đã đặt làm mặt nạ theo mẫu mặt Di Lặc trong các tranh, tượng ở Huế. Chi phí nhóm bỏ ra khoảng vài chục triệu (thời giá cách đây hơn 10 năm).
Vì nhóm "Di Lặc du xuân" đều là người lớn tuổi, thời tiết miền nam nắng nóng nên các cụ "Di Lặc du xuân" chỉ đến được vài chùa ở quận Tân Bình, Phú Nhuận trao quà Tết và bao mừng tuổi là hết buổi sáng. Mỗi năm cũng chỉ hoạt động một lần duy nhất vào ngày mùng một Tết.
Thấy ý nghĩa của nhóm "Di Lặc du xuân" nên vài sư thầy ở các chùa cũng đến mượn mặt nạ đi phát quà cho người nghèo bán vé số, người lao động ban đêm, bán hàng rong, học sinh nghèo ở trường học, dân nghèo ở khu dân cư… Nhưng các cụ "Di Lặc du xuân" đã già yếu cũng vì mặt nạ Di Lặc bằng composit khá nặng và bí thở nên hoạt động này tạm dừng gần 10 năm nay.
Việc nhóm "Di Lặc du xuân" mượn hình tượng Di Lặc để làm việc thiện rất nhân văn chưa có nơi nào thực hiện.
Thực tế Phật Di Lặc xuất phát từ đất Phật Ấn Độ, hình tướng của Ngài giống như những vị Chư Phật khác. Trong tranh Thangka thì Ngài đội mũ đỏ cát tường, nếu là tượng thì Ngài đội mũ vàng cát tường, hình tướng thanh tao, trí tuệ, nho nhã, hai tay thủ ấn, ngồi thẳng lưng buông hai chân chạm đất trong tư thế sẵn sàng đi giáo hóa chúng sinh độ thế gian.
Theo lịch sử Phật giáo Kim Cang Thừa thì được cho là Ngài đang ở cõi trời Tusita khi đạt được giác ngộ hoàn hảo sẽ là vị Phật tương lai tiếp tục giảng đạo thay cho Đức Phật Thích Ca.
Con đường trở lại của ông Bụt
Trong bài giảng tại Trường Trung cấp Phật học Bình Thuận năm 2002, Hòa thượng Thích Thanh Từ cho biết: Thói quen người xưa kêu Bụt, bây giờ chúng ta gọi là Phật, cả hai từ này đều chỉ cho một vị đã được giác ngộ viên mãn, từ Ấn Độ truyền bá Phật pháp mãi cho tới xứ Việt Nam chúng ta.
Theo tôi, ngày nay chúng ta nên mở con đường rước ông Bụt trở lại, mỗi mùa xuân đến ông Bụt không như tượng Di Lặc bụng phệ ngồi một chỗ, ông Bụt tự thân đem quà đến với những căn nhà mái lá, những căn nhà thủng mái tôn, những trẻ em nghèo không biết chữ, những người tàn tật, những mảnh đời neo đơn.
Trong những đêm đông cô quạnh, ông Bụt đem đến tấm chăn cho người lang thang ngủ dưới mái hiên hoặc tấm áo ấm…
Từ nhiều năm qua, dân Việt với truyền thống nhân ái ở các vùng miền đã có những hoạt động từ thiện. Hình ảnh ông Bụt là Pháp thân của Đức Phật hiền từ với tấm áo lụa truyền thống Việt Nam, tóc bạc, râu trắng xuất hiện trước những hoàn cảnh khó khăn sẽ mang lại nhiều tầng ý nghĩa trong xã, không chỉ trong ngày xuân "Tết Di Lặc" mà có thể xuyên suốt 12 tháng trong năm.
Nếu Phật Di Lặc chỉ có ngày mùng một Tết, ông già Noel chỉ xuất hiện tặng quà dịp Giáng sinh thôi thì ông Bụt Việt Nam có thể xuất hiện thường xuyên, niềm tin của nhân gian vào cuộc sống được nhân lên, niềm yêu thương đùm bọc nhau sẽ là hình ảnh rung động được lưu truyền với thời gian và được nhân rộng hơn nữa trong xã hội.
Bất cứ tuổi thơ nào cũng đều mơ đến ông Bụt, người nghèo nào cũng mơ đến điều kỳ diệu đến với mình.
Do vậy, Việt Nam nên có ngày "ông Bụt", có thể chọn vào dịp giữa tháng giêng hoặc vào dịp Trung thu Việt Nam, nếu có "Ngày ông Bụt" sẽ có rất nhiều điều ý nghĩa, nhân văn, thú vị trong xã hội, thu hút sự quan tâm đặc biệt của các tầng lớp công nhân, viên chức, học sinh và du khách quốc tế với hình tượng Ông Bụt Việt Nam với túi quà xuất hiện khắp các nẻo phố, nẻo đường xuyên suốt lãnh thổ hình chữ S.
* Bài viết thể hiện góc nhìn của độc giả Thiên Quang, hiện đang sinh sống tại Cộng hòa Liên bang Đức.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.