Nghề truyền thống
-
Hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và sản xuất các sản phẩm mây tre đan truyền thống, HTX Nông nghiệp Phú Nghĩa, xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) đang là "cầu nối" giúp 90% các sản phẩm mây tre đan trên địa bàn xã xuất khẩu đi nhiều nước như: Nhật Bản, Thái Lan, Mỹ, Tây Ban Nha...
-
Thời kỳ thịnh vượng, hàng trăm hộ dân ở xã Nghi Phong, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An làm giấy dó. Giấy dó Nghi Phong nổi tiếng khắp xa gần. Hiện tại, đây cũng là nơi duy nhất, làng duy nhất ở Nghệ An còn làm nghề truyền thống độc lạ này.
-
Làng Tà Niên xưa, ngày nay thuộc xã Vĩnh Hòa Hiệp, huyện Châu Thành (Kiên Giang). Làng vốn nổi tiếng với nghề dệt chiếu. Vào ngày Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực bị giặc Pháp hành quyết, người dân nơi đây tạo nên cuộc tiễn đưa lịch sử khi mang hàng trăm chiếc chiếu đến nâng bước chân cụ đi.
-
Mặc dù đang phát triển rất mạnh, xuất khẩu đạt tốp 5 thế giới nhưng ngành dâu tằm tơ Việt Nam vẫn đang có một tồn tại, khó khăn "đau đầu" rất lớn, đó là vấn đề con giống.
-
Dệt thổ cẩm với tiếng lách cách thoi đưa là nghề truyền thống có từ lâu đời, gắn liền với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, mang đậm nét văn hóa của dân tộc Lào sinh sống tại 2 bản Na Sang 1 và Na Sang 2, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên).
-
Ngang qua quốc lộ 1A, đoạn qua địa phận Dinh trấn Thanh Chiêm xưa (nay thuộc phường Điện Phương, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam), du khách sẽ thấy những cửa hàng bày bán các loại đồ đồng nằm liền kề nhau với muôn hình, muôn vẻ. Đó chính là sản phẩm của làng nghề đúc đồng Phước Kiều (vốn là một làng cổ) từng vang danh khắp miền.
-
"Trung bình mỗi ngày gia đình tôi cung cấp cho thương lái 50 - 60kg rau các loại, trong đó có rau gia vị. Sau khi trừ các khoản chi phí cho thu lãi khoảng 30 - 40 triệu đồng/sào/năm từ mô hình trồng rau gia vị", bà Phạm Thị Tâm, nông dân xã Đông Mỹ, TP Thái Bình (tỉnh Thái Bình) cho biết.
-
Đến làng cổ Trà Nhiêu, xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam hỏi về nghề đan thuyền thúng trăm năm (thúng chai), thì ai cũng chỉ dẫn đến nhà lão nông Trần Văn Hỷ (83 tuổi, trú thôn Thi Lai). Ông là người duy nhất trong làng còn trụ lại với nghề đan thúng chai truyền thống từng nở rộ suốt một thời gian dài.
-
Để hỗ trợ ngành nghề nuôi trồng thủy sản và ngành nghề chế biến khô thủy sản của huyện Cần Giờ nói riêng và TP.HCM nói chung phát triển, thành phố hiện đang triển khai nhiều cơ chế chính sách để hỗ trợ hai ngành nghề này.
-
Nghề làm muối Cần Giờ được TP.HCM đưa vào diện bảo tồn và phát triển các ngành nghề nông thôn, nghề truyền thống, giai đoạn 2022 - 2025.