Nghịch lý: Toàn cầu hoá khiến nguy cơ kiện phòng vệ mở rộng trong ngành gỗ gia tăng?

An Linh Thứ sáu, ngày 23/12/2022 12:57 PM (GMT+7)
Sản xuất, chế biến và xuất khấu sản phẩm gỗ đang là ngành có chuỗi sản xuất phức tạp, liên quan đến nhiều nước. Theo giới chuyên gia, xu hướng này khiến các doanh nghiệp gỗ đối diện nhiều hơn với các vụ kiện phòng vệ mở rộng.
Bình luận 0

Chia sẻ với báo Dân Việt, ông Chu Thắng Trung, Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ Thương mại, Bộ Công Thương cho biết, hiện nay chống bán phá giá chưa phải trọng tâm của ngành gỗ mà ngành này đã và đang đối diện với nỗi lo lớn từ kiện phòng vệ là điều tra lẩn tránh xuất xứ, phòng vệ mở rộng.

Nghịch lý: Toàn cầu hoá khiến nguy cơ kiện phòng vệ mở rộng trong ngành gỗ gia tăng? - Ảnh 1.

Ông Chu Thắng Trung, Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ Thương mại, Bộ Công Thương

Biện pháp này là việc các nước nguyên đơn áp đặt thuế với nước bị đơn, nhưng lại mở rộng điều tra, áp đặt thuế tạm thời đối với nước thứ 3 (được xem là rủi ro xuất xứ, địa bàn có điều kiện lẩn tránh xuất xứ sản phẩm".

Ông Trung cho rằng: Trong bối cảnh hiện nay toàn cầu hoá, chuỗi giá trị, nên rất khó một nước tự cung cấp một mặt hàng, công đoạn Việt Nam tham gia chỉ là một, điều này có thể dẫn đến rủi ro liên quan đến lẩn tránh phòng vệ thương mại. 

Theo đại diện Cục PVTM, Bộ Công Thương, hiện có hai xu hướng PVTM, thứ nhất là khi xuất khẩu của Việt Nam gia tăng khả năng bị điều tra chống bán phá giá, trợ cấp, xuất xứ tăng lên. Thứ 2 là xu hướng các nước không chỉ tiến hành điều tra chống bán phá giá mà còn vừa điều tra chống trợ cấp nữa. 

Chính vì vậy, đòi hỏi năng lực DN phải tăng lên để đáp ứng điều tra của nước ngoài. Các mặt hàng bị điều tra PVTM cũng đa dạng, không chỉ thành phẩm mà còn cả nguyên liệu gỗ và sản phẩm chế biến sâu.

Đây là vấn đề DN cần chú ý, xác định khâu nào cũng có thể phát sinh điều tra PVTM. Làm thế nào để loại trừ, chúng tôi nói rồi đây có thể là hoạt động thường xuyên của thương mại quốc tế, loại trừ khó, làm nào để hạn chế rủi ro, giảm thiểu tác động tiêu cực, giảm thiểu tác động đến ngành, doanh nghiệp.

Theo ông Trung, doanh nghiệp cần chứng minh, tham gia tích cực, cung cấp thông tin, đưa ra lập luận với nguyên đơn. Công tác quản trị, lưu trữ, sử dụng công nghệ thông tin, chứng cứ, phản biện có tính thuyết phục có căn cứ, dẫn chứng, số liệu, ủng hộ cho ý kiến của chúng ta. 

Đó là điều DN có thể làm, điểm nữa là làm sao đa dạng hoá, tránh "bỏ trứng vào một giỏ" (xuất khẩu tập trung vào một thị trường nhất định), điều này tương đối khó, trên thế giới có 1 vài thị trường có dung lượng lớn, quan trọng nhất đối với DN.

Nhưng phải xác định, thị trường nào càng lớn, kim ngạch cao, tăng nhanh thì tương đương với nguy cơ kiện PVTM tăng nhanh. DN xuất khẩu không chia đều mà phải có kế hoạch đằng sau, phải làm thế nào để nếu có sự cố xảy ra thì không phá sản, dừng lại tất cả. 

Vai trò của Cục và DN cần làm gì để nhận được hỗ trợ của chúng tôi. PVTM đối tượng là DN, họ hỏi DN cung cấp thông tin, chúng tôi khuyến nghị họ chủ động cung cấp thông tin.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem