Sự bí ẩn của ngôi sao của Tabby gắn với nhiều giả thiết chưa từng có về người ngoài hành tinh
KIC 8462852 hay "ngôi sao của Tabby" là một ngôi sao lớp F trong chòm sao Cygnus (Thiên Nga), cách Trái đất khoảng 1.500 năm ánh sáng được phát hiện vào tháng 9.2015. Cái tên ngôi sao của Tabby được đặt theo tên người phát hiện ra nó, nhà nghiên cứu vũ trụ Tabetha S. Boyajian.
Khi Tabetha tập chung quan sát KIC 8462852 thông qua kính viễn vọng không gian Kepler, cô luôn băn khoăn muốn biết ngôi sao này được tạo thành từ thứ gì và đang ẩn giấu bí mật gì.
Ngay khi được phát hiện, KIC 8462852 đã đặc biệt gây chú ý bởi sự thay đổi độ sáng liên tục của nó.
Ánh sáng phát ra từ ngôi sao này thực sự là một bí ẩn. Nó quá mờ nếu xét về tính chất và tuổi của ngôi sao này và đặc biệt, thi thoảng lại tắt sáng. Bí ẩn này chưa thể được giải thích bằng bất kì hiện tượng vũ trụ nào mà con người biết đến.
Theo đó, nhiều giả thuyết ly kỳ xung quanh ngôi sao này đã nổi lên. Một số nhà khoa học cho rằng, ánh sáng từ ngôi sao KIC 8462852 bắt nguồn từ bụi vũ trụ hoặc các sao chổi ở gần nó.
Tuy nhiên, những người đam mê không gian và tin vào giả thiết người ngoài hành tinh thì khăng khăng cho rằng, lời giải duy nhất cho hiện tượng tắt rồi lại sáng của KIC 8462852 liên quan đến người ngoài hành tinh.
Theo đó, họ cho rằng, người ngoài hành tinh có thể đã xây dựng những cấu trúc khổng lồ quanh ngôi sao để khai thác năng lượng của nó.
Người ngoài hành tinh có thể xây dựng một siêu cấu trúc xung quanh ngôi sao để tận dụng nguồn năng lượng. Ảnh: SentientDevelopments.
Các nhà thiên văn nhận thấy hơn 20% ánh sáng của ngôi sao bị một vật rất lớn cản lại. Nếu một hành tinh cỡ sao Mộc di chuyển ngang qua phía trước ngôi sao, lượng ánh sáng bị cản chỉ khoảng 2%. Trên thực tế, Tabetha không phải là người đầu tiên phát hiện ra KIC 8462852. Ngôi sao này thực sự từng được phát hiện năm 1890. Tuy nhiên, phải đến khi Tabetha công bố nó, người ta mới chủ ý đến nó.
"Chúng tôi chưa bao giờ thấy bất cứ điều gì giống ngôi sao này. Thật kỳ lạ. Chúng tôi nghĩ rằng nó có thể là dữ liệu hoặc hoạt động không tốt liên quan đến tàu vũ trụ nhưng mọi thứ chưa được kiểm chứng", bà Tabetha cho biết.
Câu chuyện về KIC 8462852 càng trở nên hấp dẫn trong tháng 1.2016, khi so sánh ảnh chụp đầu tiên về ngôi sao này năm 1890 với một ảnh chụp năm 1989. Hai bức ảnh tiết lộ rằng, ngôi sao bí ẩn đã bị mờ đi 14% trong vòng 100 năm. Và cứ 1 ngày theo chu kỳ 2 ngày, KIC 8462852 bị mất 22% ánh sáng, theo New Scientist.
Ngôi sao tiếp tục khiến các nhà khoa học đau đầu năm ngoái khi biến động trong các mô hình ánh sáng cho thấy KIC 8462852 là một sao trẻ nhưng nó thực tế đã trưởng thành. "Sự thay đổi độ sáng của KIC 8462852 thật đáng kinh ngạc. Đây là điều chưa từng xảy ra khi một ngôi sao từ từ mờ dần đi trong nhiều năm", ông Ben Montet, một nhà khoa học tại Viện Công nghệ California nhận xét.
Một nhóm các nhà khoa học vừa đưa ra một giả thiết mới giải thích bí ẩn của KIC 8462852
Tuy nhiên, hiện nay một nhóm các nhà khoa học từ Đại học Columbia và Đại học California, Berkele tuyên bố họ đã có lời giải hợp lý cho bí ẩn của KIC 8462852.
Nhóm này đưa ra giả thuyết chấn động cho rằng, sự phát sáng bất thường của KIC 8462852 là do nó đã ăn một hành tinh trong 10.000 năm qua. Đây là hiện tượng cực kỳ hiếm hoi trong không gian vũ trụ. Theo đó, độ sáng của ngôi sao sẽ tăng lên trong một thời gian ngắn từ 200 đến 10.000 năm khi nó đốt cháy hành tinh. Nhưng một khi quá trình đốt cháy kết thúc, ngôi sao sẽ quay trở lại trạng thái sáng ban đầu của nó.
Như vậy, chúng ta có thể đang quan sát cảnh tượng KIC 8462852 trong suốt quá trình "hậu tiêu hóa hành tinh" khi nó đang tối dần và sẽ quay lại trạng thái sáng ban đầu, theo các nhà nghiên cứu. Và KIC 8462852 có thể "ăn uống vụng về" để lại những mảnh vụn của hành tinh bị nó ăn. Những mảnh vụn này theo định kỳ chặn ánh sáng của ngôi sao này.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.