"Tượng nhân" là cách gọi thời Trung Quốc cổ đại chỉ chung những người thợ làm nghề thủ công, hoặc những người có sự khác biệt trên một phương diện nào đó. Thợ thủ công thuần như thời xưa tính đến thời điểm hiện tại, còn rất ít người tồn tại trong thế giới công nghệ và ồn ào náo nhiệt này. Người ta thường nói, nội tâm của "tượng nhân" là một thế giới yên tĩnh. Họ có thể dành một thời gian dài để hoàn thành một việc có vẻ khó tin với người khác, có những người giành cả đời chỉ để làm một việc. Câu chuyện về người đàn ông ẩn cư 20 năm dưới đây chính là một ví dụ điển hình.
Người đàn ông này tên là Tống Bồi Luân (Tống Bồi Luân ). Ông sinh ra ở huyện Mi Đàm (Meitan), tỉnh Quý Châu vào tháng 2 năm 1940. Từ nhỏ, Tống Bồi Luân đã thể hiện khác biệt so với những đứa trẻ khác. Khi những đứa trẻ khác đang vui chơi, Tống Bồi Luân lại nghiên cứu về hoa cỏ cây cối. Bởi vậy mà có nhiều người đã từng nghi ngờ liệu Bồi Luân có bị bệnh tâm thần hay không, và bố mẹ ông cũng lo lắng về điều đó. Cho đến một ngày, bố mẹ nhìn thấy những bức tranh do Bồi Luân vẽ, họ mới nhận ra rằng con mình có một tài năng thiên phú.
Sau khi chiêm ngưỡng những bức tranh của Tống Bồi Luân , cha mẹ bắt đầu tiết kiệm tiền và muốn cho con trai mình học nghệ thuật. Tống Bồi Luân thực sự có tài năng. Sau năm 1957, ông xuất bản truyện tranh trên nhiều tờ báo và tạp chí khác nhau. Các tác phẩm của ông đã giành được nhiều giải thưởng. Từ năm 1987, ông đã tổ chức triển lãm nghệ thuật cá nhân ở nhiều nơi. Thẩm mỹ quan và các ý tưởng của Tống Bồi Luân được đánh giá cao trong giới nghệ thuật, nếu tiếp tục phát triển sẽ trở thành một vị đại sư nổi tiếng. Nhưng trong một lần tình cờ, ông lại được nhìn thấy kiến trúc của Dạ Lang quốc -quốc gia đầu tiên được thành lập bởi tổ tiên của các dân tộc thiểu số ở Tây Nam Trung Quốc và cũng là một trong những vương quốc cổ địa mất tích bí ẩn trong lịch sử nước này.
Theo ghi chép của lịch sử, Sở Khoảng Tương Vương (vị vua thứ 41 nhà Sở, năm 298 trước Công nguyên) đã cử "Tướng quân Trang Dược Tố nhảy xuống nước, xuất quân từ Kì Lan (nay là thành phố Phúc Tuyền, tình Quý Châu để chinh phạt Dạ Lang Vương". Chính từ đọa ghi chép này m à mọi người mới biết đến có một quốc gia ở phía tây nam tên là Dạ Lang. Vương quốc Dạ Lang có lẽ đã bắt đầu từ thời Chiến quốc, và sau đó đã phản lại nhà Tây Hán ra riêng. Nó tồn tại khoảng ba trăm năm và sau đó bị nhà Hán phá hủy. Mặc dù chỉ là một quốc gia nhỏ, nhưng nó có văn hóa độc đáo của riêng mình. Các tàn tích cung điện của vương quốc Dạ Lang nằm trên một ngọn núi ở Tuân Nghĩa (Zunyi). Ngoại trừ các tòa nhà bằng gỗ, phần còn lại được bảo quản tốt. Các tòa nhà rất tráng lệ và mang trong mình chút bí ẩn.
Khi Tống Bồi Luân lần đầu tiên nhìn thấy các kiến trúc của tàn tích Dạ Lang quốc, ông đã rất ngạc nhiên và hạ quyết tâm sẽ xây dựng một Dạ Lang quốc thời hiện đại. Ông muốn kiến trúc tuyệt đẹp này được lưu truyền lại mãi mãi. Đó là năm 1997, sau một thời gian dài tìm hiểu, rốt cộc ông chọn được một cốc nhỏ ở khu Hoa Khê (Huaxi), thành phố Quý Dương, tỉnh Quý Châu. Vợ của Tống Bồi Luân sau này kể lại rằng, bà có biết về việc chồng mình lấy 300 mẫu đất ở ngoại ô, nhưng lại không biết nơi đó xa xôi như vậy. Tại đây, Tống Bồi Luân ẩn cư khỏi thành phố hiện đại 20 năm, đưa mộng hiệp khác và những phong cảnh điền viên tuyệt đẹp của người Trung Quốc trở thành hiện thực. Trong 20 năm, Tống Bồi Luân đã quên tất cả mọi thứ, chỉ gắn cuộc đời mình với những ngọn núi và dòng nước trong xanh. Ông đã xây dựng những ngôi nhà bằng đá nguyên thủy, giản dị và những khoảng sân rộng rãi quanh co. Tất cả mọi thứ ở đây đều toát lên vẻ hoang sơ tự nhiên. Bên ngoài cốc Dạ Lang là một biển rừng, như thể ngăn chặn sự hối hả và nhộn nhịp của thành phố. Bầu trời xanh và những đám mây trắng, những vách đá hiểm trở và những khe núi sâu cùng những bức tường của lâu đài cổ khiến mọi người kinh ngạc trước sự kết hợp hoàn hảo giữa thiên nhiên và trí tuệ của con người.
Dạ Lang Cốc có thể nói là nỗ lực cả đời của Tống Bồi Luân. Dần dần, nhiều người biết về việc ông xây dựng các tòa nhà cổ, thông tin lan rộng ra cả giới làm du lịch. Trong mắt các doanh nhân, chắc chắn đây là một cách tốt để kiếm tiền. Họ tìm đến Tống Bồi Luân và dùng tiền làm lý do tỏ ý muốn hợp tác. Tuy nhiên, Tống Bồi Luân từ chối. Việc ông xây dựng Dạ Lang cốc chỉ để thực hiện giấc mơ của mình, hoàn toàn không phải vì tiền. Tuy nhiên sau khi hiểu rõ về con người và cách nghĩ của Tống Bồi Luân, nhà phát triển du lịch kiêm doanh nhân đã thay đổi theo hướng thuyết phục khác.
Người đàn ông này nói với Tống Bồi Luân: Ông không muốn cho mọi người biết kiến trúc tráng lệ của Dạ Lang Quốc trước đây trông như thế nào sao? Thế giới sẽ ngạc nhiên trước những kiến trúc như vậy, và Dạ Lang cốc là cách tốt nhất để họ có thể tìm hiểu. Hơn nữa, sau hơn 20 năm miệt mài, ông không muốn tâm huyết của mình được mọi người nhìn nhận sao? Chính những lời nói này đã làm lay động trái tim của Tống Bồi Luân , rốt cuộc ông ký thỏa thuận với nhà phát triển du lịch. Giá trị du lịch của Dạ Lang cốc vẫn đang tiếp tục tăng, Tống Bồi Luân trở thành tỷ phú. Tuy nhiên, ông không rời khỏi Dạ Lang cốc mà vẫn ở lại tiếp tục hoàn thiện kiệt tác của mình.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.