Người Nùng
-
Đông qua Xuân đến, tranh thủ lúc còn nông nhàn người dân tộc Tày, Nùng ở khắp các phố huyện đổ về khu tượng đài giữa lòng thành phố Lạng Sơn hát đối đáp hỏi thăm và chúc nhau một năm mới nhiều điều may mắn.
-
Sau Tết, khi trời còn đang lớt phớt những cơn mưa phùn của mùa xuân thì trên các triền đồi, người nông dân đã tất bật bước vào vụ gieo trồng mới. Tại làng làm mía đường trăm tuổi ở Nà Rọ, Song Giang, Văn Quan, Lạng Sơn, bà con đang tích cực xuống giống mía để cuối năm có những luống mía tốt, nấu ra những mẻ đường ngon nhất.
-
Ngay sáng sớm ngày mùng 1 tết, người Nùng ở Văn Quan, Lạng Sơn đã chọn con gà trống thiến to nhất để đi lễ thổ công ngày đầu năm. Đây là tục lệ đã có từ hàng trăm năm nay, thể hiện nét tín ngưỡng độc đáo của dân tộc Nùng nơi vùng cao biên giới.
-
Trong những giờ qua trên facebook xuất hiện hình ảnh mỗi người một mâm cỗ với lời bình “con đường rượu thịt” gây “bão” trên mạng xã hội. Vậy sự thật câu chuyện phía sau bức hình này là như thế nào và được chụp ở đâu?
-
Nghề trồng mía, làm đường phên ở huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng có từ rất lâu đời. Trải qua bao nhiêu năm, người Tày, Nùng nơi đây vẫn giữ gìn nghề truyền thống của ông cha để lại.
-
Đối với người Việt, tục lệ cúng giỗ ông bà tổ tiên là một truyền thống tốt đẹp mà hầu như dân tộc nào cũng có. Còn như ai đó bị cúng hay thờ sống là một điều tối kỵ. Nhưng với người Nùng ở thôn Bãi Lời, xã Tam Dị, huyện Lục Nam (Bắc Giang) thì ngược lại, họ cúng “ma sống” - cúng những người vẫn còn đang sống khỏe mạnh, bình yên vô sự.
-
Ở bản Dìa Trên của xã Quốc Dân (huyện Quảng Uyên, Cao Bằng) không ai biết nghề làm giấy bản có từ bao giờ nhưng theo các cụ cao niên ở bản kể thì khi sinh ra cha ông đã có nghề và cứ truyền lại cho thế hệ sau bằng cách cầm tay chỉ việc chứ không có sổ sách nào ghi lại. Đến nay bản Dìa Trên có 65 hộ thì có tới 40 hộ làm giấy bản, theo như trưởng xóm Nông Văn Hiến cho biết.
-
Với đồng bào Thái, tính tẩu là nhạc cụ không thể thiếu trong những đêm xòe, những ngày hội chay trong các nghi lễ của các ông Mùn. Nghệ nhân dân gian Nông Văn Nhay, người Thái ở xã Mường So, huyện Phong Thổ, Lai Châu đã có gần 60 năm nghiên cứu, nghiền ngẫm cây đàn tính tẩu.
-
Lễ hội cầu mùa của dân tộc Nùng là một hoạt động trong khuôn khổ các hoạt động của Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới và các hội nghị liên quan lần thứ 132 (IPU132) tại Việt Nam và nhân dịp Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19.4.2015.
-
Với nhiều dân tộc, lễ cúng rừng là nghi lễ rất thiêng liêng với nhiều cấm kị, mang đậm nét văn hoá tín ngưỡng riêng của dân tộc mình. Ở thị trấn Mường Khương, huyện Mường Khương (Lào Cai), lễ cúng rừng đã trở thành ngày hội đại đoàn kết của 14 dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn.