Trước đây, chỉ có người Nùng tổ chức lễ cúng rừng ở núi Cấm nằm phía sau thị trấn. Nhưng cùng với sự di cư và phát triển xã hội, các cộng đồng dân tộc cùng sống xen kẽ và gắn bó với nhau. Lễ cúng rừng thành lễ chung của các dân tộc. Họ tổ chức Hội đồng rừng cấm với sự tham gia của người uy tín của các thôn, bản.
Hằng năm, đúng ngày 30.1 âm lịch, bà con các dân tộc từ khắp các thôn bản trong thị trấn quây quần ngay dưới tán rừng thiêng để tổ chức cúng thần linh và cầu chúc cho mùa màng tươi tốt, người dân được khoẻ mạnh.
Sau lễ cúng, lễ vật sống được thầy cúng chế biến ngay tại chỗ để dâng lên thần linh. Lễ vật gồm 1 con lợn, 1 con gà, 5 bát cơm trắng, rượu và giấy tiền mã.
Bà con dân tộc trong các thôn, bản của thị trấn nô nức kéo về dự lễ cúng rừng.
Màu đỏ tượng trưng cho sự tôn trọng sức mạnh của thần linh, và mang lại may mắn.
Lợn và gà được rửa mặt, chân xong mới đem mổ để cúng.
Cúng xong, thầy cúng xem chân và xương đùi gà để đoán trước về thời tiết, mùa màng, làm ăn của bà con.
Sau lễ cúng, người dân thị trấn cùng lên thắp hương và quây quần ngay dưới tán rừng thiêng, tổ chức ăn mừng, cầu chúc cho thôn bản được bình yên no ấm.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.