Giá trị tổng tài sản của các tỷ phú Mỹ tiếp tục tăng trong bảng xếp hạng Frobes
Ở Mỹ, các tỷ phú kiểm soát phần lớn cuộc sống của dân chúng. Tổng thống Mỹ là một tỷ phú. Một trong những nhà từ thiện lớn nhất và nổi tiếng nhất, Bill Gates, là một tỷ phú. Người điều hành Amazon, gã khổng lồ trực tuyến có thể rao bán hầu hết mọi thứ, là người giàu nhất trong số họ. Mạng xã hội phổ biến nhất và cũng không kém phần tai tiếng nhất trên thế giới được tạo ra bởi người giàu thứ tư ở Mỹ. Và nhắc đến Mỹ thì không thể không nhắc tới đồ ăn vặt: Gia đình đứng sau một trong những công ty bánh kẹo lớn nhất thế giới, Mars, cũng toàn là tỷ phú.
Các thành viên trong bảng xếp hạng top 400 tỷ phú của tạp chí Forbes năm 2019 - những người giàu nhất nước Mỹ - có tổng tài sản lên tới 2,96 nghìn tỷ đô la, và đã gây dựng nên gia tài của mình bằng nhiều cách khác nhau, từ việc mua lại các đội thể thao từ nhiều thập kỷ trước, đến việc xây dựng các công ty thành công từ hai bàn tay trắng.
Trong năm nay, tài chính và đầu tư là các ngành phổ biến nhất để tạo ra một gia tài 10 chữ số, với 93 tỷ phú, chiếm 23,5% trong tổng số các thành viên trong bảng xếp hạng top 400 của Forbes. Các tỷ phú thường kiếm tiền thông qua các hình thức đầu tư, như Warren Buffett và Carl Icahn, hay thông qua vốn cổ phần tư nhân, như Robert F. Smith, người đã cam kết trả khoản nợ sinh viên cho toàn bộ lớp tốt nghiệp niên khóa 2019 của trường Cao đẳng Morehouse, và thông qua các quỹ phòng hộ (*), như Jim Simons và Ray Dalio, những người sáng lập ra Renaissance Technologies, quỹ phòng hộ lớn nhất thế giới.
Giống như năm ngoái, ngành tài chính và đầu tư mang lại nhiều tỷ phú nhất trong danh sách của Forbes. 2 lĩnh vực trên có đủ tiền để vận hành thị trường chứng khoán, tạo ra các thương vụ làm ăn lớn và phát triển danh mục đầu tư của các khách hàng có điều kiện.
Tạo ra một mạng xã hội mới, sản phẩm phần mềm hoặc một công nghệ mang tính cách mạng cũng là một cách tốt để kiếm tiền tỷ. Với 69 tỷ phú công nghệ, bao gồm Bill Gates, Mark Zuckerberg, 2 nhà sáng lập Snapchat Bobby Murphy và Evan Spiegel, nữ tỷ phú tự thân giàu nhất trong lĩnh vực công nghệ Judy Faulkner, lĩnh vực này đang chiếm tới 17,25% trong danh sách của Forbes. Tỷ phú Jeff Bezos, ông chủ tập đoàn bán lẻ trực tuyến Amazon, hiện vẫn đang là người giàu nhất thế giới với tổng tài sản trị giá 114 tỷ đô la. Trong số 10 người giàu nhất nước Mỹ thì có tới 7 người thuộc về mảng khoa học công nghệ.
Tỷ phú Jeff Bezos tiếp tục là người giàu nhất thế giới với tài sản 114 tỷ đô la Mỹ (Ảnh: GETTY)
Thu hoạch, chế biến, sản xuất, bán và tiếp thị thực phẩm đồ uống là một phương thức hiệu quả khác để gia nhập giới siêu giàu. Logic đằng sau điều này rất đơn giản: Con người đều có nhu cầu ăn uống, và chúng ta kiếm tiền bằng cách bán đồ ăn cho họ.
Khoảng 10% trong bảng xếp hạng, tương đương 41 tỷ phú, đã tạo ra sự giàu có của họ bằng cách nuôi sống nhiều người. Họ bao gồm Stewart và Lynda Resnick của công ty Wonderful, nhà sản xuất hạnh nhân và quả hồ trăn lớn nhất thế giới, và đồng thời sở hữu các nhãn hiệu Fiji Water và Halo; Howard Schultz, cựu Giám đốc điều hành của Starbucks, đã tạo nên khối tài sản trị giá 4,7 tỷ USD của mình bằng cách biến xưởng sản xuất cà phê tại Seattle thành một thương hiệu hàng đầu thế giới; Tilman Fertitta, người sở hữu câu lạc bộ bóng rổ nhà nghề Mỹ Houston Rocket, cũng hái ra tiền từ các chuỗi nhà hàng như Landry, Saltgrass Steak House và Bubba Gump Shrimp.
Bất động sản là cũng là một ngành có số lượng tỷ phú đông đảo, với 34 người, chiếm 8,5% tổng số người giàu nhất thế giới của Forbes. Tổng thống Mỹ Donald Trump, đứng thứ 275 với tài sản ròng trị giá 3,1 tỷ đô la, có lẽ là tỷ phú nổi tiếng nhất trong ngành này, nhưng Donald Bren mới là ông trùm bất động sản thành công nhất với khối tài sản trị giá 17 tỷ đô la. Công ty Irvine của ông đang sở hữu hơn 1068 hécta bất động sản, chủ yếu ở phía nam bang California, nhưng cũng đồng thời nắm tới 97% cổ phần của Tòa nhà Manhattan ở New York và sân vận động Met Metife ở bang New Jersey.
Dưới đây là top 10 ngành có số lượng tỷ phú nhiều nhất trong bảng xếp hạng năm 2019 của Forbes:
1. Tài chính và đầu tư
94 tỷ phú
Tỷ lệ 23,5%
2. Công nghệ
69 tỷ phú
Tỷ lệ 17,25%
3. Thực phẩm và đồ uống
41 tỷ phú
Tỷ lệ 10,25%
4. Bất động sản
34 tỷ phú
Tỷ lệ 8,5%
5. Thời trang và bán lẻ
33 tỷ phú
Tỷ lệ 8,25%
6. Truyền thông và giải trí
27 tỷ phú
Tỷ lệ 6,75%
7. Năng lượng
24 tỷ phú
Tỷ lệ 6%
8. Dịch vụ
16 tỷ phú
Tỷ lệ 4%
9. Thể thao
14 tỷ phú
Tỷ lệ 3,5%
10. Sản xuất
12 tỷ phú
Tỷ lệ 3%
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
(*) Quỹ phòng ngừa rủi ro hay quỹ phòng hộ (tiếng Anh: Hedge fund) là một khoản đầu tư thay thế được thiết kế để bảo vệ danh mục đầu tư khỏi sự không chắc chắn của thị trường, đồng thời tạo ra lợi nhuận tích cực ở cả khi thị trường lên và xuống.
Vào ngày 5.7.1994, chàng kỹ sư lập trình Jeff Bezos 33 tuổi lần đầu tiên đưa cái tên Amazon.com lên bản đồ Internet từ một...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.