Theo nhận định của nông dân,
tôm sú
tăng vọt
lên
là do nhu cầu tiêu dùng trong dịp tết tăng cao, trong khi đó
nguồn cung
thì
có hạn..
.
Còn
cà phê, từ những ngày đầu năm sau mấy ngày đón xuân, vui tết các thương lái đã
đến tận nhà vườn để hỏi mua. Bà Nguyễn Thị Thanh-một chủ vườn ở thị trấn
Gia Ray, huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) cho biết, giá cà phê
nhân tăng thêm 1.500 đồng/kg so với những ngày trước Tết. Theo đó, giá cà phê
xuất bán ra từ 35.300 đến 35.500 đồng/kg tại nhà.
Trong
khi đó, từ các ngày giáp Tết và đầu năm Giáp Ngọ thanh long ruột đỏ
tại nhà vườn ở một số nơi thuộc huyện Trảng Bom
và huyện Xuân Lộc
bán được 60
đến 62.000 đồng/kg.
Theo một số người trồng thanh long ở huyện Trảng Bom, giá bán như hiện nay,
người trồng lãi khoảng 50.000 đồng/kg, sau khi đã trừ hết
các khoảng đầu tư cho sản xuất.
Riêng
loại mặt hàng xoài nghịch vụ bán tết, theo người trồng, năm nay giá tăng cao. Trong những ngày giáp Tết, thương lái từ các nơi đổ nông thôn lùng sục tìm mua đưa đi các tỉnh
phía Bắc tiêu thụ... Theo
đó, xoài Thái, cát Hòa Lộc có lúc lên đến
37.000đồng/ký.
Còn xoài ba mùa cũng 13.000 đồng/kg
(tăng gấp 3-4 lần so với Tết năm ngoái).
Đặc
biệt, nấm rơm nông dân ở các xã thuộc huyện
Xuân Lộc trồng, trong các ngày đầu năm xuất bán đã lên 80 ngàn đồng/kg
(tăng 20 ngàn đồng/kg so với những ngày giáp Tết).
Ngoài ra, các loại nấm: Bào ngư, sò, đùi
gà và kim châm
ở một số nơi trong tỉnh cũng tăng từ 4 đến10.000/kg...
Các
mặt hàng nông sản trên giá bán ra trong dịp Tết Giáp Ngọ tăng cao, nông dân rất
vui mừng. “Công sức chúng tôi bỏ ra đã được bù đắp xứng đáng. Mong rằng giá
bánn nông sản vẫn ổn định trong những ngày sau Tết thì người sản xuất không bị
thiệt…”, nhiều nông dân nói.
Cao Thuyên (Cao Thuyên)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.