Nhớ nghề trâu “cộ” lúa ở miền Tây

Lê Gia Bảo - Nguyễn Kim Thoa Thứ tư, ngày 26/08/2015 08:30 AM (GMT+7)
Nhớ ngày trước, cứ mỗi khi bước vào vụ lúa, âm thanh của những chiếc xe trâu mộc mạc lại đều đều vang lên lộc cộc trên những nẻo đường quê...
Bình luận 0

Nhưng nay, tiếng "lộc cộc xe trâu" đã dần lùi vào quá khứ trước nhịp độ phát triển nhanh của các phương tiện đã được cơ giới hóa trong nông nghiệp, thay thế sức trâu, bò trước đây. Đặc biệt với nghề làm dịch vụ trâu kéo (cộ) lúa thuê từ ngoài đồng vào nhà ở miền Tây ngày càng hiếm đi.

Theo lời một lão nông ở miền Tây nói, trước đây thời hoàng kim của những chiếc xe trâu, nó có thể giúp nông dân nhiều thứ trong sản xuất và được xem như là con vật thân chủ với người, là tài sản lớn của người nông dân miền sông nước. Cứ đến mùa vụ là những con trâu hoạt động liên hoàn hết từ ruộng nọ sang đến ruộng kia. Ngày đó, cứ ai có nuôi khoảng hai, ba con trâu để kéo lúa thuê thì có cuộc sống khá khỏe.

Đi trên những cánh đồng quê hôm nay, có những con đường mới, những tuyến giao thông nội đồng phẳng phiu lại gợi nhớ về tiếng lạch cạch của những chuyến xe trâu thuở nào. Đó là một hình ảnh chân quê mộc mạc đã từng gắn với người dân nông thôn qua bao đời, dù nay đã lùi vào quá khứ nhưng vẫn không thể nào quên trong ký ức.

img

Trâu xưa nay vốn là loại động vật ăn cỏ, được nuôi chủ yếu để lấy sức kéo. Ngoài ra, còn nuôi để lấy thịt.

img

Trâu có màu đặc trưng là màu tro sẫm, lông thưa, dạ dày khô. Đại bộ phận có vạch loang cắt ngang qua phía dưới cổ họng và một hình chữ V.

img

Trâu 3 tuổi (3 năm) đã có thể đẻ con. Thông thường một con trâu mẹ có thể đẻ từ 5 đến 6 con nghé trải dài suốt đời. Anh Võ Chí Tính, ở ấp 4, xã Hòa Mỹ, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) nuôi 4 con trâu cho biết: “Nhà tôi nuôi trâu đến nay đã 3 đời, từ đời ông nội đến đời tôi. Nuôi trâu chủ yếu để kéo lúa thuê cho nông dân hoặc bán lại cũng kiếm hàng chục triệu đồng”.

img

Trâu từ khi sinh sản đến 3 năm có thể đem ra kéo lúa. Nhưng tốt nhất là khoảng 5 năm tuổi. Vì như vậy trâu sẽ kéo được nhiều hơn và không mất sức.

img

Trâu kéo tùy theo độ tuổi mà khi bán có giá cao hay thấp. Thông thường trâu 3 năm tuổi sẽ bán ở mức khoảng 15 triệu đồng; 5 đến 7 năm tuổi giá trên 30 triệu đồng. Còn trâu cổ giá trên 50 triệu đồng, có khi lên đến cả trăm triệu đồng/con.

img

Thông thường ở những vùng đất thấp không sử dụng được máy gặt đập liên hợp nên chỉ còn cách thu hoạch lúa bằng thủ công từ cắt tay, thuê trâu kéo và suốt. Chính vì vậy, với 1 con trâu kéo lúa đem lại thu nhập 1 triệu đồng/ngày cho chủ.

img

Theo ông Nguyễn Văn Giang, có 30 năm kinh nghiệm và kéo lúa thuê cho biết: Đối với một con trâu có thể kéo từ 6 đến 10 công lúa/ngày, nhiều hay ít tùy vào độ tuổi của trâu.

img

Để kéo được lúa, ngoài vật kéo là trâu, còn phải có cộ để chở hay kê cho lúa không bị ước và dễ lướt trên mặt ruộng.

img

Cộ trâu chở lúa có 2 dạng, phổ biến nhất là chiếc cộ tre, còn lại là cộ làm bằng gỗ được  đóng như chiếc chẹt chở máy chạy dưới sông.

img

Giữa cộ và trâu được kết dính bằng 2 đoạn tre khoảng 2m, yếm dùng để treo cộ vào cổ của con trâu.

img

Ngoài mặt trâu kéo cộ dưới nước, khi lên bờ được gắn bánh xe để cộ lúa bao.

img

Với giá kéo lúa từ 100 đến 150 ngàn đồng/công (tùy đường xa gần). Mỗi ngày, một con trâu đem lại nguồn thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày cho chủ nuôi.

img

Anh Tính cho hay, hiện tại, do máy gặt đập liên hợp nhiều nên chỉ kéo được ở những nơi đất trũng, đất lún, đất ngập nước do máy không vào thu hoạch được. Trung bình mỗi vụ kéo từ 100 đến 200 công/con.

img

Theo nhiều người có kinh nghiệm kéo lúa chia sẻ: Kéo lúa cần đi kèm một con trâu và cũng phải có 2 lao động, vừa để điều khiển, vừa để lên lúa dễ dàng…

img

Bên cạnh đó, nhiều nông dân cũng dùng bò làm sức kéo lúa, không thua gì trâu.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem