Những câu chuyện ly kỳ về người Chăm ở Ninh Thuận

Thanh Tuấn (Tổng hợp) Chủ nhật, ngày 26/07/2015 11:00 AM (GMT+7)
Tục đẽo sọ người chết thành đồng xu, kho báu của triều đại Chăm mang đến nhiều bất ngờ
Bình luận 0

Ninh Thuận là địa bàn sinh sống chủ yếu của hơn 60 ngàn người Chăm, dân tộc đã từng có một quốc gia độc lập, hùng mạnh trong lịch sử. Trong suốt quá trình phát triển của mình, người Chăm đã sở hữu cả một nền văn hóa vô cùng phong phú và lâu đời.

Tục đẽo sọ người chết thành đồng xu

Theo tìm hiểu của phóng viên báo Pháp Luật, người Chăm Bàlamôn sống tại Ninh Thuận có quan niệm rằng cái chết không phải là sự chấm dứt, nó càng không thể chia rẽ tình cảm và sợi dây kết nối giữa người sống và người chết.

Khi chết đi, người ta sẽ chuyển kiếp sang một cuộc sống mới. Và để việc này diễn ra thuận lợi và nhẹ nhàng, người Chăm từ bao đời nay đều thực hiện rất nhiều nghi lễ trong đám tang người chết, tục đẽo sọ người khi hỏa táng là một trong số đó.

img

Người Chăm có văn hóa vô cùng phong phú và lâu đời.

Nghi thức hỏa táng của người Chăm được thực hiện khá phức tạp và có phân biệt rõ theo từng tầng lớp trong xã hội. Ví như việc hỏa táng chỉ được áp dụng với người đã trên 15 tuổi, người chết thường vì bệnh hay tuổi già sẽ được thiêu tươi còn người chết vì tai nạn, thú dữ, chết vào mồng một,...sẽ được thiêu khô.

Trong lễ hỏa thiêu, người chết được đặt nằm trên một đống củi lớn để thầy cúng có thể châm bùng lên ngọn lửa sẽ mang họ tới cõi vĩnh hằng. Sau nửa giờ, thầy cúng cùng con cả của người chết sẽ cầm cây rựa móc hộp sọ trên thi thể đang cháy ra.

img

Người Chăm vẫn giữ những phong tục hỏa táng đến tận ngày nay.

Việc gọt giũa phần sọ người này thành chín mảnh xương đối với nữ, bảy mảnh đối với nam sẽ được giao cho những người khéo tay trong họ. Hình thù mỗi mảnh nhỏ bằng đồng xu, được cất giữ trong một cái hộp để thờ tự.

Sau 10 đến 20 năm, người Chăm sẽ tiến hành làm lễ đem những mảnh “đồng xu” này nhập vào nơi thờ cúng chung của dòng họ bên mẹ theo chế độ mẫu hệ. Nghi thức này thể hiện sự tôn trọng đối với người đã mất, đồng thời giúp linh hồn của họ trở nên bất tử.

Hiện người Chăm Bàlamôn ở Ninh Thuận vẫn giữ nguyên những tục lệ cổ xưa này, họ coi đó là nghĩa vụ và đức tin cao cả của dân tộc mình.

Vì sao kho báu của triều đại Chăm do người Churu và Raglai cất giữ?

Mỗi năm vào dịp lễ hội Katê của người Chăm, du khách lại thấy người Raglai và Churu cử đoàn xuống núi mang theo vật báu đến đền Pô Klong Garai để cúng. Điều kỳ lạ là số báu vật này lại được cho là thuộc về các triều vua Chăm (Chàm). Vậy tại sao kho báu vua Chăm lại không được người Chàm gìn giữ?

Câu hỏi trên đã được cây viết Đoàn Bích Ngọ lý giải qua loạt bài “Số phận những kho báu Chăm” đăng trên báo Tuổi trẻ Online vào tháng 2 năm 2012. Theo đó, hơn 170 năm trước, các bảo vật Chăm vẫn do các thế hệ con cháu các vua Chăm giữ.

img

Lễ cúng ở đền Krayo.

Nhưng đến năm 1831, khi Vua Minh Mạng phát hiện ra số đông con cháu vua Chăm tích cực hợp tác với quân nổi loạn của Lê Văn Khôi (con nuôi của Tổng trấn Lê Văn Duyệt), ông đã rất tức giận và quyết định thẳng tay đàn áp.

Để tránh họa, một bộ phận người Chăm di cư sang Campuchia, số khác mang theo các bảo vật của tổ tiên lên núi sống với người Churu và Raglai. Đến đời vua sau, lệnh đàn áp được hủy bỏ. Khi rời đi, con cháu của vua Chăm không mang di vật cha ông xuống núi mà gửi lại cho những bộ tộc đã chở che cho mình lúc hoạn nạn.

Tuy vậy đến nay số lượng các bảo vật cũng đã thất lạc đi nhiều. Kho đựng đồ bạc, y phục của vua và hoàng hậu, mâm thờ bằng bạc, vương miện bằng vàng cùng nhiều bảo vật quý giá có liên quan đến nữ thần Pônagar…do hai dân tộc trên cất giữ phần lớn đều mất tích trong loạn lạc và chiến tranh.

img

"Kho báu" ít ỏi còn lại đến ngày nay do người Churu cất giữ.

Ngoài ra, để lý giải cho mối quan hệ giữa người Raglai và người Chăm, cuốn “Non nước Ninh Thuận” của tác giả Nguyễn Đình Tư có ghi lại rằng: “Theo các nhà nhân chủng học, người Raglai được hình thành bởi giống Chăm và giống Rhadé… Do đó phong tục tập quán của người Raglai chịu ảnh hưởng của sắc dân Chăm. Cũng chính vì vậy, người Raglai vẫn cất công, bền bỉ lưu giữ các báu vật mà vua chúa Chăm ngày trước gửi lại, và khi tình hình đã ổn, người Chăm cũng không có ý định thu hồi vì giữa người Raglai và người Chăm có mối quan hệ mật thiết, gần gũi như anh với em”.

Cũng theo nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học cho thấy khi giao tiếp, người Raglai Nam (cư trú ở huyện Ninh Sơn) và người Chăm có thể hiểu nhau đến 90% nên khi gặp nạn, vua chúa Chăm đã tin cậy lên núi cao sống với "người anh em” của mình.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem