Những nguyên nhân có thể dẫn đến cái chết của rùa mai mềm ở hồ Đồng Mô
Những nguyên nhân có thể dẫn đến cái chết của rùa mai mềm ở hồ Đồng Mô
Văn Hoàng
Thứ hai, ngày 24/04/2023 14:32 PM (GMT+7)
Người có hàng chục năm kinh nghiệm nghiên cứu, theo dõi tập tính, cũng như các điều kiện tác động ngoại cảnh đến rùa mai mềm sinh sống ở hồ Đồng Mô cho biết, rùa ở hồ Đồng Mô có thể chết bởi các hoạt động của con người.
Theo đó, một số mối nguy hiểm tác động đến môi trường sinh sống cũng như trực tiếp đến loài rùa hồ Hoàn Kiếm (rùa hồ Gươm) là việc một số người dân sử dụng kích điện để đánh cá, rác thải nhựa, túi nilon xuống hồ, nếu không may "cụ rùa" ăn phải tắc ruột là chết.
Ông Nguyễn Văn Trọng, người hàng chục năm theo dõi rùa Hoàn Kiếm trên hồ Đồng Mô (Hà Nội) cho biết: "Dù công tác tuyên truyền đã được thực hiện rất nhiều, tuyên truyền đến tận nhà dân nhưng đến mùa mưa gió, cá vào các ngọn (đầu nguồn), ngách dân vẫn kích trộm. Chúng tôi phối hợp với chủ hồ vây bắt người kích trộm để xử lý, chứ cứ để như thế thì con cá, con tép cũng chẳng còn chứ nói gì đến con rùa".
Theo ông Trọng và các chuyên gia bảo tồn rùa tại hồ Đồng Mô, hiện nay có một số mối nguy hiểm tác động đến môi trường sinh sống cũng như trực tiếp đến loài rùa hồ Hoàn Kiếm (rùa Hồ Gươm) là việc một số người dân sử dụng kích điện để đánh cá, người dân đi du lịch quanh hồ hay bỏ rác thải nhựa, túi nilon xuống hồ, nếu không may "cụ rùa" ăn phải tắc ruột là chết.
Thêm nữa, các hoạt động đánh bắt cá, tiếng ồn của thuyền đánh cá và đặc biệt là việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của một số cơ sở nuôi trồng quanh hồ cũng gây ảnh hưởng đến rùa.
Như Báo điện tử Dân Việt đã thông tin, ngày 23/4, cơ quan chức năng phát hiện một cá thể rùa mai mềm chết nổi ở hồ Đồng Mô. Theo đó, cá thể rùa mai mềm nghi rùa Hồ Gươm vừa được phát hiện đã chết có chiều dài toàn thân 156cm, chiều dài mai rùa 98cm, chiều rộng mai rùa 76cm, cân nặng 93kg.
Hồ Đồng Mô là nơi sinh sống của Loài Giải Sin-hoe (Rafetus swinhoei) còn có tên gọi khác là rùa Hoàn Kiếm. Rùa Hồ Gươm là loài rùa nguy cấp, quý hiếm nhất thế giới. Đến nay thế giới chỉ còn ba con được ghi nhận 3 cá thể, trong đó một con được nuôi ở Trung Quốc, một con ở hồ Xuân Khanh (Hà Nội được phát hiện 2017) và một con ở hồ Đồng Mô phát hiện năm 2007.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.