Ninh Bình: Nông dân đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững

Vũ Thượng Thứ tư, ngày 05/10/2022 09:00 AM (GMT+7)
Ngày 4/10, Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình đã tổng chức Hội nghị tổng kết phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, giai đoạn 2017-2022. Đồng thời, biểu dương nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi Ninh Bình lần thứ V-2022.
Bình luận 0

Biểu dương 141 nông dân sản xuất kinh doanh giỏi 

Tại Hội nghị tổng kết phong trào "Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững", giai đoạn 2017-2022, đã biểu dương 141 nông dân sản xuất kinh doanh giỏi tiêu biểu nhất, góp phần tích cực đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh tại các địa phương trong toàn tỉnh Ninh Bình.

Ninh Bình: Nông dân đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững - Ảnh 1.

Toàn cảnh Hội nghị tổng kết phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, giai đoạn 2017-2022, tại Ninh Bình. Ảnh: Vũ Thượng

Trong 5 năm qua, các cấp Hội đã bám sát tiêu chuẩn hộ sản xuất kinh doanh giỏi để bình xét đánh giá. Đối với cấp cơ sở, mỗi năm một lần tổ chức bình xét từ chi Hội, cấp huyện bình xét 2 năm 1 lần. Riêng cấp tỉnh/cấp trung ương bình xét 5 năm 1 lần.

Đồng thời, cứ 2 năm/lần Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình tổ chức Hội nghị biểu dương nông dân sản xuất kinh doanh giỏi và đề nghị UBND tỉnh tặng bằng khen. Quá đó, hàng năm có 100.000 hộ đăng ký hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp.

Ninh Bình: Nông dân đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững - Ảnh 2.

Ông Phạm Quang Ngọc-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình (ảnh phải) trao Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ cho Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình. Ảnh: Vũ Thượng

Cũng trong giai đoạn 2017-2022, công tác phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan trong chỉ đạo, triển khai thực hiện phong trào "Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững" đáng được ghi nhận.

Cụ thể, để hỗ trợ nông dân có kiến thức khoa học, vốn, vật tư nông nghiệp đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh. Hội Nông dân các cấp đã phối hợp tổ chức tập huấn khoa học kỹ thuật được 4.533 lớp cho 278.124 lượt nông dân tham gia.

Bên cạnh đó, Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình đã triển khai 11 chương trình, dự án phát triển kinh tế theo Nghị quyết 37, Nghị quyết 39, Nghị quyết 113 của HĐND tỉnh Ninh Bình với số tiền 5,05 tỉ đồng mang lại hiệu quả cao về kinh tế -xã hội, được chính quyền ghi nhận và nông dân hưởng ứng.

Ninh Bình: Nông dân đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững - Ảnh 3.

Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình trao bằng khen của UBND tỉnh cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua. Ảnh: Vũ Thượng

Ngoài ra, thực hiện chương trình ủy thác với Ngân hàng chính sách xã hội với 662 tổ, 22.252 thành viên, tổng số tiền dư nợ là 814.204 triệu đồng. Hội Nông dân các cấp trong tỉnh tổ chức giải ngân Quỹ Hỗ trợ nông dân với số dư nợ gần 40 tỉ đồng cho hội viên vay để phát triển sản xuất, xây dựng mô hình điểm.

Trong 5 năm qua, Hội Nông dân các cấp trong tỉnh Ninh Bình đã tập trung tuyên truyền sâu rộng nội dung "Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo vững", tiêu chuẩn "Hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi" đến hội viên, nông dân bằng nhiều hình thức như: tuyên truyền trên Bản tin nông dân Ninh Bình, Website Hội Nông dân tỉnh, zalo, facebook của Hội,…các cấp Hội đã tổ chức tuyên truyền được 11.126 buổi cho 587.539 lượt hội viên, nông dân.

Người dân hiến 844.511 ha đất xây dựng nông thôn mới

Kết quả phong trào "Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo vững" giai đoạn 2017- 2022, với 518.912 hội viên, nông dân đăng ký phấn đấu đạt danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp.

Ninh Bình: Nông dân đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững - Ảnh 4.

Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Bùi Thị Thơm và Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình tặng hoa và bằng khen của UBND tỉnh Ninh Bình cho các điển hình nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi. Ảnh: Vũ Thượng

Từ phong sản xuất kinh doanh giỏi đã tạo điều kiện cho cán bộ, hội viên, nông dân tham gia các hoạt động của địa phương, đặc biệt là phong trào xây dựng nông thôn mới.

Qua đó, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh Ninh Bình đã tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân góp 627.167 ngày công lao động, đóng góp 498,520 tỉ đồng. Đặc biệt, từ phong trào người dân hiến 844.511 ha đất thực hiện công tác dồn điền đổi thửa, thuỷ lợi nội đồng và xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, góp phần vào thành công trong công cuộc xây dựng nông thôn mới.

Ngoài ra, Hội Nông dân toàn tỉnh Ninh Bình xây dựng được 276 mô hình giảm nghèo bền vững, đã trực tiếp giúp đỡ 4.593 hộ nông dân nghèo vươn lên thoát nghèo.

Ninh Bình: Nông dân đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững - Ảnh 5.

Phong trào "Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi" đã thúc đẩy nhu cầu liên kết giữa các hộ nông dân để sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn. Ảnh: Vũ Thượng

Đồng thời, góp phần hình thành nhiều vùng sản xuất chuyên canh đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất và đời sống của hội viên, nông dân để hình thành mô hình kinh tế trang trại, xây dựng các mô hình cây trồng, con nuôi có hiệu quả kinh tế cao.

Có thể nói, phong trào "nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững" đã khẳng định chủ trương, đường lối đổi mới về kinh tế của Đảng và Nhà nước là đúng đắn, phù hợp lòng dân.

Để phong trào ngày càng phát triển

Phát biểu tại Hội nghị tổng kết phong trào "Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững", giai đoạn 2017-2022.

Ninh Bình: Nông dân đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững - Ảnh 6.

Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Bùi Thị Thơm phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Vũ Thượng

Đồng chí Bùi Thị Thơm- Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam nhấn mạnh: "Trong thời gian qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh Ninh BÌnh thường xuyên quan tâm chỉ đạo, phối hợp tạo điều kiện để Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình triển khai phong trào "Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững".

Phong trào được triển khai bài bản, việc bình xét được tiến hành dân chủ, nghiêm túc, từ cấp cơ sở đến cấp huyện, cấp tỉnh. Đặc biệt, Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình đã sáng tạo xây dựng và thực hiện Đề án "Nông dân nói không với thực phẩm bẩn" trở thành phong trào sâu rộng toàn tỉnh, được Hội Nông dân các tỉnh, thành trong cả nước học tập và được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam lựa chọn để nhân rộng ra cả nước.

Ninh Bình: Nông dân đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững - Ảnh 7.

Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Bùi Thị Thơm và Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình chụp ảnh lưu niệm cùng nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi Ninh Bình lần thứ V-2022. Ảnh: Vũ Thượng

Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Bùi Thị Thơm cũng đề nghị các cấp Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình quan tâm thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

Thứ nhất: Các cấp Hội cần tiếp tục đổi mới công tác tuyên truyền vận động, để các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của Hội Nông dân Việt Nam đến được với đông đảo hội viên nông dân một cách hiệu quả nhất. Đồng thời, đẩy mạnh công tác truyền thông, nhất là truyền thông nhân rộng và lan tỏa các điển hình tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh giỏi.

Phấn đấu để phong trào có bước phát triển mới về chất, lan tỏa sâu rộng trong nhân dân, thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Thứ hai: Các cấp Hội Nông dân trong tỉnh Ninh Bình cần chủ động, trách nhiệm trong việc hỗ trợ các hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi tiếp tục duy trì, phát huy, phát triển mạnh hơn nữa thông qua các hoạt động tư vấn, trợ giúp pháp lý; hỗ trợ về vốn, dạy nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật, về kết nối, xây dựng thương hiệu và tiêu thụ nông sản, thực hiện chuyển đổi số… giúp người nông dân vững tin hơn trong quá trình hội nhập và phát triển.

Thứ ba: Những hội viên nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cần nhận thức sâu sắc lợi thế và bối cảnh của đất nước, của tỉnh; các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, của tỉnh để tích cực tham gia phát triển kinh tế gia đình, tạo ra những sản phẩm nông nghiệp an toàn, xây dựng, phát triển và gìn giữ thương hiệu sản phẩm, thị trường tiêu thụ.

Thứ tư: Hội Nông dân từ tỉnh tới cơ sở cần tập trung chỉ đạo đổi mới, nâng cao chất lượng phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững. Qua đó, thể hiện rõ hơn vai trò của tổ chức Hội trong hướng dẫn nông dân phát triển các hình thức kinh tế tập thể, hợp tác trong sản xuất kinh doanh, mà nòng cốt là các hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi.

Năm là: Trong thời gian tới, các cấp Hội trong tỉnh tập trung tham mưu, triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 16-CT/TW, ngày 10/8/2022 của Ban Bí thư về lãnh đạo đại hội hội nông dân các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023 - 2028 đảm bảo sự lãnh đạo của cấp ủy, nguyên tắc, điều lệ Hội và các hướng dẫn của BTV Trung ương Hội. Phát động trong cán bộ, hội viên, nông dân đợt thi đua đặc biệt chào mừng Đại hội HND các cấp nhiệm kỳ 2023 - 2028.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem