Nông dân Bắc Giang vươn lên làm giàu nhờ sử dụng hiệu quả tín dụng chính sách của Chính phủ

Đức Thịnh Thứ ba, ngày 01/08/2023 20:00 PM (GMT+7)
Từ các chương trình tín dụng chính sách của Chính phủ thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh Bắc Giang, hàng chục nghìn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đã có điều kiện phát triển sản xuất, đầu tư chăn nuôi, trồng trọt hiệu quả, nhờ đó mà thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.
Bình luận 0

Vốn vay Ngân hàng CSXH tạo cơ hội cho hộ nghèo

Ông Nguyễn Văn Cảnh - Phó Giám đốc Ngân hàng CSXH tỉnh Bắc Giang cho biết, 6 tháng đầu 2023, tổng nguồn vốn đạt 6.330,6 tỷ đồng, tăng 495,6 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 8,49% so với năm 2022. Cũng trong 6 tháng qua, hoạt động tín dụng chính sách tại Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh Bắc Giang đã đạt được kết quả đáng khích lệ với doanh số cho vay đạt hơn 936 tỷ đồng, tổng dư nợ tín dụng đạt hơn 6.316 tỷ đồng, tăng 489 tỷ đồng so với năm 2022.

Điển hình như gia đình ông Lâm Văn Vạn (thôn Đồng Cống, xã Bảo Sơn, Lục Nam) nhiều năm liền là hộ nghèo. Năm 2019, gia đình ông Vạn được vay 100 triệu đồng từ chương trình cho vay hộ nghèo trong 5 năm.

Từ vốn chính sách, nông dân vươn lên làm giàu chính đáng - Ảnh 1.

Cán bộ Ngân hàng CSXH thăm mô hình trồng dứa của gia đình ông Lâm Văn Vạn, (xã Bảo Sơn, huyện Lục Nam, Bắc Giang). Ảnh: Minh Linh

Từ vốn chính sách, nông dân vươn lên làm giàu chính đáng - Ảnh 2.

Có vốn, ông thuê máy móc, nhân công và mua phân bón cải tạo gần 2ha đồi rừng trồng dứa, bạch đàn. Sau hơn một năm dứa cho thu hoạch, sản lượng đạt 40 tấn, thu về 280 triệu đồng, trừ chi phí lãi hơn 100 triệu đồng, đến nay gia đình đã thoát nghèo.

Còn anh Nguyễn Văn Thịnh (thôn An Phú, xã Khám Lạng, Lục Nam) đã sử dụng vốn vay ưu đãi Ngân hàng CSXH đầu tư nuôi gà, nuôi dê hiệu quả. Anh Thịnh chia sẻ: "Được hỗ trợ thêm nguồn vốn, đồng thời thường xuyên tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi gà an toàn sinh học do Hội ND tổ chức, nên mô hình chăn nuôi của gia đình ngày càng phát triển. Bình quân mỗi lứa gà gia đình thu lãi 150 triệu đồng".

Đánh giá về hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi Ngân hàng CSXH, ông Thân Văn Cường - Chủ tịch Hội ND xã Tân Hưng, huyện Lạng Giang cho biết: "Đến nay, thông qua 9 Tổ TKVV của Hội ND xã, đã có hơn 300 hộ được thụ hưởng với dư nợ hơn 11 tỷ đồng; không có trường hợp nợ quá hạn. Nhằm giúp hội viên vay, sử dụng vốn đúng mục đích, hiệu quả. Hằng năm, Hội đều phối hợp với đơn vị chức năng mở các lớp tập huấn cách thức sử dụng vốn".

Tiếp tục nâng chất lượng tín dụng chính sách

Ông Đàm Ngọc Nga - Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Lục Nam cho biết: "Trong vòng 30 ngày sau khi giải ngân, đơn vị cử cán bộ trực tiếp kiểm tra từng dự án, trường hợp sử dụng không đúng mục đích sẽ bị thu hồi vốn cho vay. Đồng thời, phối hợp với cán bộ hội, đoàn thể nhận uỷ thác tổ chức giám sát quá trình sử dụng vốn, nhắc nhở người vay trả nợ đúng hạn; kịp thời phối hợp, hướng dẫn lập hồ sơ đề nghị xử lý với các hộ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan".

Trên cơ sở hiệu quả 6 tháng đầu năm 2023, 6 tháng cuối năm 2023, theo Phó Giám đốc Nguyễn Văn Cảnh, Ngân hàng CSXH tỉnh Bắc Giang sẽ tiếp tục tham mưu cấp ủy, chính quyền các cấp, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, các tổ chức chính trị xã hội thực hiện tốt Chỉ thị số 40; nâng cao chất lượng tín dụng, chất lượng hoạt động uỷ thác cho vay, chất lượng hoạt động giao dịch xã và hoạt động Tổ TKVV... 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem