Nông dân học nghề nuôi lợn

Thứ năm, ngày 31/10/2013 09:04 AM (GMT+7)
70 nông dân xã Thanh Văn, Thanh Oai,TP.Hà Nội đang theo học lớp dạy nghề chăn nuôi lợn do Hội nông dân phối hợp với Hội Phụ nữ xã và Trung tâm Dạy nghề TP.Hà Nội tổ chức.
Bình luận 0
Học nghề miễn phí

Ông Nguyễn Mạnh Thưởng - Chủ tịch Hội nông dân (ND) xã Thanh Văn cho biết: “Hiện xã có gần 80 hộ nuôi lợn quy mô lớn, nhỏ khác nhau. Vài năm trở lại đây người nuôi lợn đứng trước nhiều khó khăn như giá cả bấp bênh, dịch bệnh thường xuyên bùng phát khiến nhiều hộ có tâm lý bỏ chuồng. Việc tổ chức dạy nghề nhằm trang bị cho ND kiến thức để tránh rủi ro trong chăn nuôi. Học viên học 2 buổi/tuần; được học nghề miễn phí và được hỗ trợ 15.000 đồng/buổi, hỗ trợ đồ dùng học tập.

Tham gia lớp học nghề, chị Lan đã biết cách phòng, trị bệnh cho đàn lợn.
Tham gia lớp học nghề, chị Lan đã biết cách phòng, trị bệnh cho đàn lợn.

Ông Thưởng cho biết, để việc truyền đạt kiến thức đến ND hiệu quả, giáo viên sử dụng máy chiếu. Từ những hình ảnh sinh động, học viên có thể nhớ kiến thức nhanh hơn. Học đến đâu, học viên thực hành đến đó.

Đã biết chữa bệnh cho lợn

Chị Phạm Thị Lan, thôn Bạch Lao, đang tham gia khoá học nghề nuôi lợn cho biết: “Với 5 ô chuồng gồm 20 con lợn thịt, 3 con lợn nái, trung bình tôi thu 100 triệu đồng/năm. Tuy nhiên, tiền chi cho thú y không nhỏ. Khi biết thông tin Hội ND xã mở lớp dạy nghề kỹ thuật chăn nuôi lợn, tôi là người đầu tiên đăng ký tham gia”- chị Lan kể.

"Nhờ lớp học nghề này tôi không phải lo lắng về dịch bệnh gây ảnh hưởng đến đàn lợn của gia đình nữa vì mình đã được trang bị đầy đủ kiến thức để “chống dịch bệnh từ ngoài ngõ”.

Chị Trần Thị Ninh

Từ hôm đi học, chị luôn tuân thủ đúng quy trình trong chăn nuôi, như tiêm vaccin phòng bệnh cho lợn nên đàn lợn của gia đình chị không bị dịch bệnh nào đáng kể. “Trước đây những lần đàn lợn bị mắc các bệnh thông thường như ỉa chảy, ho, tôi thường tự mua thuốc về chữa. Còn đối với những bệnh nặng hơn thì tôi phải nhờ đến đội ngũ thú y viên của xã, vừa tốn kém chi phí mà nhiều khi mình không chủ động được dẫn đến đàn lợn bị chết.

Những kiến thức thu được từ lớp học, chị Lan hiểu rằng muốn nuôi lợn cho hiệu quả kinh tế cao thì cần chú trọng từ khâu chọn giống đến vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. Chị bảo, sau khóa học chị đã có thể tự “bốc thuốc” tiêm phòng cho đàn lợn nuôi trong gia đình.

Cùng thôn và cùng tham gia lớp học nghề với chị Lan là chị Trần Thị Ninh. Chọn nuôi lợn bán giống, nhiều khi chị Ninh gặp lúng túng trong cách chăm sóc để đàn lợn giống sinh ra khỏe mạnh để khách hàng chọn mua giống của gia đình chị. Chị Ninh thổ lộ: “Nhờ kiến thức từ lớp học nghề, tôi đã có thể “chống dịch bệnh từ ngoài ngõ. Cũng vì vậy, gần đây, đàn lợn giống của gia đình tôi cũng được nhiều người chọn mua nên thu nhập tăng đáng kể”.

Điều làm chị Ninh phấn khởi đó là chị không chỉ tự tay chữa bệnh cho đàn lợn của gia đình mình mà chị Ninh còn giúp đỡ hàng xóm mỗi khi đàn lợn của gia đình họ mắc bệnh.
Lan Dương (Lan Dương)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem