Nông dân miền Tây nuôi loài rắn thổi phì phì, ai nghe cũng ớn lạnh mà cho thu nhập hàng trăm triệu

Tính Lập Thứ bảy, ngày 05/02/2022 05:40 AM (GMT+7)
Anh Phan Thanh Bình (37 tuổi ngụ xã Mỹ Tú, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng) thu nhập hàng trăm triệu đồng nhờ nuôi rắn hổ mang và kinh doanh loài rắn này.
Bình luận 0

Anh Bình cho biết, bắt đầu từ năm 2015, khi đi thu mua các loại động vật hoang dã, thấy thích loài rắn hổ mang này nên bắt đầu nuôi thử.

Nông dân miền Tây nuôi rắn hổ mang thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm  - Ảnh 1.

Anh Phan Thanh Bình (37 tuổi ngụ xã Mỹ Tú, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng) thu nhập hàng trăm triệu đồng nhờ nuôi rắn hổ mang và kinh doanh rắn hổ mang. Ảnh: Tính Lập

Nông dân miền Tây nuôi rắn hổ mang thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm  - Ảnh 2.

Anh Bình nuôi rắn hổ mang trong từng ô, giúp rắn phát triển tốt hơn so với nuôi tập trung. Ảnh: Tính Lập

Sau khi được Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sóc Trăng cấp giấy phép, anh Bình nuôi khoảng 70 con rắn, do không có kinh nghiệm nuôi loài bò sát cực độc này nên số rắn chết gần một nửa.

Sau lần đầu thất bại, không nản chí, anh Bình đi đến các trại rắn hổ mang ở miền Trung, miền Bắc và học hỏi thông tin trên mạng từ đó nắm vững kỹ thuật nuôi và mở rộng trang trại đến bây giờ.

Clip: Anh Phan Thanh Bình (37 tuổi ngụ xã Mỹ Tú, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng) thu nhập hàng trăm triệu đồng nhờ nuôi và kinh doanh rắn hổ mang. Videos: Tính Lập

Trang trại nuôi rắn hổ mang của anh Bình có 1 khu nuôi dưỡng rắn giống, 1 khu nuôi rắn hổ mang thịt thương phẩm và một khu nuôi rắn hổ mang bố mẹ.

Hiện tại trong trang trại có khoảng 1.000 rắn bố mẹ, gần 2.000 rắn thịt thương phẩm. Rắn có sức đề kháng cao, ít bệnh chỉ cần nuôi rắn đúng kỹ thuật sẽ hạn chế hao hụt.

Hiện nay, rắn thương phẩm của anh Bình bán chủ yếu ở các tỉnh miền Tây và TP HCM giá từ 650.000 – 700.000 kg. 

Mặc dù ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng trang trại rắn hổ mang vẫn giúp anh Bình thu nhập hàng trăm triệu đồng trong năm qua.

Rắn hổ mang là loài động vật hoang dã rất nguy hiểm nên anh Bình xây trại cách xa nhà dân. 

Các khu nuôi rắn hổ mang đều được dựng tường kiên cố, có cửa khóa chắc chắn, đảm bảo không để rắn hổ mang thoát ra môi trường bên ngoài.

Nông dân miền Tây nuôi rắn hổ mang thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm  - Ảnh 3.

Trang trại nuôi rắn hổ mang được xây tường kiên cố, có cửa khóa và cách xa nhà dân. Ảnh: Tính Lập

Nông dân miền Tây nuôi rắn hổ mang thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm  - Ảnh 4.

Trại rắn của anh Bình có 1.000 con rắn bố mẹ và hơn 2.000 rắn thương phẩm. Ảnh: Tính Lập

Anh Bình cho biết, nghề nuôi rắn nhàn hơn nhiều so với các nghề khác. Thức ăn của rắn là vịt mới nở làm sạch lông, 5 ngày cho ăn 1 lần, 10 ngày cho uống nước 1 lần và vệ sinh chuồng trại.

Nông dân miền Tây nuôi rắn hổ mang thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm  - Ảnh 5.

Anh Bình cho hay, nghề nuôi rắn hổ mang cho thu nhập cao và ổn định hơn nhiều nghề khác. Ảnh: Tính Lập

"Nghề nuôi rắn này cho thu nhập cao và ổn định hơn nhiều nghề khác. Mình phải nuôi từ từ thì mới có kinh nghiệm và đạt hiệu quả cao" - anh Bình khẳng định sau nhiều năm nuôi rắn thành công.

Được biết, bình quân mỗi con rắn hổ mang cái đẻ từ 20 - 30 trứng/năm, tỷ lệ trứng nở đạt từ 97%-98%. Sau 2 tháng nuôi kể từ khi trứng nở, anh Bình sẽ xuất bán rắn hổ mang giống với giá từ 100.000 - 150.000 đồng/con.

Anh Bình chia sẻ, khi mới bắt đầu nuôi rắn hổ mang, anh xây ô nuôi tập trung, một ô khoảng 3m2 nuôi được 50 con rắn. 

Khi rắn hổ mang đạt trọng lượng hơn 1 kg hoặc sắp phối giống thì cho rắn vào từng ô nhỏ. Nuôi rắn hổ mang trong từng ô nhỏ giúp rắn phát triển tốt hơn so với nuôi tập trung.

Thời gian tới, ngoài việc, tiếp tục mở rộng chuồng trại nuôi rắn hổ mang cung ứng cho thị trường.

Anh Bình còn chia sẻ kinh nghiệm, bán rắn giống, cung cấp nguồn thức ăn và bao tiêu sản phẩm cho người mới bắt đầu nuôi.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem