Nông nghiệp Thủ đô đột phá nhờ đẩy mạnh tái cơ cấu, nhiều mô hình sản xuất xanh

Thiên Ngân Chủ nhật, ngày 03/12/2023 13:22 PM (GMT+7)
Việc thực hiện các giải pháp tái cơ cấu mạnh mẽ đã tạo bước đột phá mới giúp ngành nông nghiệp Thủ đô duy trì tăng trưởng, khẳng định vai trò “bệ đỡ” của nền kinh tế.
Bình luận 0

Nhiều lĩnh vực chuyển mình mạnh mẽ nhờ thực hiện tái cơ cấu

Phó Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội - Tạ Văn Tường cho biết, thành phố sẽ tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng sinh thái, bảo tồn, phát triển giá trị lịch sử, văn hóa.

Thực tế cho thấy ngay cả trong giai đoạn dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ngành nông nghiệp Thủ đô vẫn có những bước chuyển mình ấn tượng. Theo số liệu của Sở NNPTNT, tốc độ tăng trưởng nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2022 trên địa bàn ước tăng 2,58% so cùng kỳ. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản ước năm 2022 (theo giá so sánh) đạt 40.638,4 tỷ đồng, tăng 2,61% so với năm 2021.

Nông nghiệp Thủ đô đột phá nhờ đẩy mạnh tái cơ cấu - Ảnh 1.

Mô hình trồng rau mầm của HTX Sản xuất và Dịch vụ nông nghiệp Thanh Hà (huyện Thường Tín) đang cho hiệu quả cao. Ảnh: Bạch Thanh

"Cùng với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng công nghệ cao, Hà Nội còn phát triển nhiều mô hình nông nghiệp xanh gắn với du lịch sinh thái. Đến nay, Hà Nội có 58,9% diện tích đất nông nghiệp, nông thôn gắn với các vùng sản xuất xanh".

Ông Tạ Văn Tường - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội

Việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã giúp Thủ đô quy hoạch được vùng sản xuất tập trung theo thế mạnh vùng, miền, thổ nhưỡng. 

Theo đó Hà Nội đã hình thành được hơn 200 vùng sản xuất lúa tập trung (diện tích từ 50 - 300ha/vùng) cho giá trị cao hơn 25-30% so với sản xuất lúa truyền thống; vùng trồng cây ăn quả tập trung 21.800ha (bưởi, cam, nhãn, ổi...), trong đó có 60% diện tích trồng các loại cây đặc sản, xây dựng được nhãn hiệu, thương hiệu đạt giá trị từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng/ha/năm; vùng trồng rau an toàn 5.044ha, hơn 50ha rau hữu cơ...

Đáng chú ý, ngành nông nghiệp Thủ đô ngày càng chú trọng ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, chế biến, với 285 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Trong đó, có 185 mô hình thuộc lĩnh vực trồng trọt; 45 mô hình thuộc lĩnh vực chăn nuôi; 54 mô hình thuộc lĩnh vực thủy sản và 1 mô hình kết hợp trồng trọt và chăn nuôi. Các mô hình công nghệ cao tập trung nhiều ở các huyện như: Mê Linh, Gia Lâm, Thường Tín, Đông Anh, Thanh Oai, Đan Phượng…

Một số mô hình ứng dụng công nghệ cao được đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, phát huy hiệu quả kinh tế cao như: Mô hình sản xuất giống và hoa lan hồ điệp của HTX Đan Hoài (huyện Đan Phượng); HTX sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ công nghệ cao Cuối Quý (huyện Đan Phượng); Nhà máy sản xuất nấm kim châm công nghệ Nhật Bản của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Kimoko Thanh Cao (huyện Mỹ Đức); Công ty CP Giống gia súc Hà Nội...

Nông nghiệp Thủ đô đột phá nhờ đẩy mạnh tái cơ cấu - Ảnh 3.

Vùng sản xuất hoa của xã Tam Thuấn, huyện Phúc Thọ quy hoạch sản xuất nông nghiệp theo tiêu chí nông thôn mới. Ảnh: tapchicongsan

Về các sản phẩm OCOP, Hà Nội đã đi vào chiều sâu của chất lượng. Toàn thành phố có 2.167 sản phẩm OCOP thì có 3.169 sản phẩm 4 sao, chiếm 63%, con số đó đã nói lên chất lượng các sản phẩm OCOP rất nổi trội, phát triển thành nhãn hiệu tập thể, có sức mạnh cộng đồng.

Định hướng nông nghiệp đô thị, nông nghiệp sinh thái

Về định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay, ông Tạ Văn Tường cho biết, ngành đang tham mưu với thành phố để phát triển theo hướng nông nghiệp đô thị. Trong thành phố và khu vực dân cư phát triển theo hướng bảo tồn, phát triển giá trị lịch sử, văn hóa trong nông nghiệp; phát triển vườn treo, vườn sân thượng có diện tích lớn, phát triển công viên nông nghiệp; phát triển sinh vật cảnh để tạo cảnh quan môi trường sinh thái Thủ đô, đồng thời góp phần bảo tồn, phát triển giá trị lịch sử văn hóa.

Chính quyền và người dân các địa phương đang phát triển theo hướng này rất hiệu quả, như quận Tây Hồ phát triển vùng trồng quất cảnh phường Tứ Liên; có quyết định phê duyệt đề án phát triển vùng trồng đào Nhật Tân; quận Bắc Từ Liêm phát triển hồng Xuân Đỉnh, làng hoa Tây Tựu; huyện Quốc Oai giữ cây nhãn tổ Đại Thành…

Theo Ban chỉ đạo Chương trình 04 của Thành ủy Hà Nội về "Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành Nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025", định hướng từ nay đến năm 2025, Hà Nội sẽ phấn đấu đạt tăng trưởng sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 2,5 - 3%.

Tỷ lệ giá trị sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt trên 70%. Thành phố đánh giá, phân hạng được 2.000 sản phẩm OCOP trở lên và công nhận thêm 50 làng nghề, nghề truyền thống; có ít nhất 100 làng nghề, nghề truyền thống được hỗ trợ xây dựng thương hiệu và xác nhận quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể, 100% làng nghề, làng nghề truyền thống được công nhận thuộc danh mục được đánh giá tác động môi trường. 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem