Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Clip: Sản xuất nông nghiệp tuần hoàn của nông dân huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu.
Chia sẻ với Dân Việt, ông Vũ Văn Nội, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Than Uyên, Lai Châu cho biết: Việc xử lý chất thải chăn nuôi là vấn đề then chốt để phát triển chăn nuôi, nhất là trong khu vực dân cư. Để giải quyết vấn đề này, những năm trước, ngành chăn nuôi đã có nhiều giải pháp về xử lý như ủ phân hữu cơ, sử dụng hầm biogas… Tuy nhiên, các biện pháp này chưa giải quyết triệt để nên chất thải, nước thải ra môi trường vẫn còn mùi hôi gây ô nhiễm cho khu vực xung quanh trang trại.
Nông nghiệp tuần hoàn hoàn là quá trình sản xuất theo chu trình khép kín thông qua việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh học, công nghệ hóa lý, các chất thải, phế phụ phẩm sẽ được tái chế, quay lại làm nguyên liệu đầu vào cho quá trình nuôi trồng, chế biến nông, lâm, thủy sản tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng cao, giảm lãng phí, thất thoát và giảm tối đa lượng chất thải, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về tái sử dụng phụ phế phẩm trong sản xuất, bảo vệ môi trường.
Khác biệt cơ bản so với mô hình nông nghiệp truyền thống “sản xuất, sử dụng và vứt bỏ”, nông nghiệp tuần hoàn đang là xu thế mới trên toàn cầu, vừa tiết kiệm chi phí, vừa giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường và tạo ra giá trị bền vững cho người nông dân ở Than Uyên, Lai Châu.
Những năm gần đây, tình hình kinh tế suy thoái, giá thành các loại phân bón tăng cao, đã tác động không nhỏ tới kinh tế nông nghiệp. Trước những thực trạng đó, những năm gần đây, mô hình sản xuất nông nghiệp tuần hoàn khép kín, sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi, xử lý chất thải chăn nuôi phục vụ cho trồng trọt, đã tạo ra một vòng tuần hoàn khép kín và mang lại lợi ích cho người nông dân, điển hình như mô hình chăn nuôi bò khép kín tại Công ty TNHH Trà dược liệu Lai Châu.
Chia sẻ với chúng tôi, anh Đào Ngọc Đạt, Giám đốc Công ty TNHH Trà dược liệu Lai Châu cho biết: Hiện tại, Công ty đang trải sàn bằng mùn cưa và trấu. Đệm lót sinh học là sử dụng những phế phẩm sinh học, phế phẩm nông nghiệp, để khử mùi hôi chuồng trại, sau khi xử lý vi sinh để tạo thành phân. Chủ yếu để sử dụng để trồng cỏ chăn nuôi và cũng có một phần nhỏ để bán cho những người làm nông nghiệp sạch như trồng rau, trồng nho.
Thừa hưởng thành quả từ các sản phẩm của nông nghiệp tuần hoàn, Hợp tác xã Nông nghiệp Hua Nà, huyện Than Uyên, Lai Châu hiện có gần 2h trồng nho Hạ đen trong nhà màng, mô hình này sử dụng hoàn toàn phân hữu cơ tận dụng từ những trang trại nuôi trâu bò tập trung trên địa bàn. Việc này mang lại lợi ích rất lớn, ví như đất luôn được bồi đắp một cách tự nhiên mà không cần đến phân bón hoá học, cây trồng sẽ sống cùng tự nhiên và bền vững, việc này tiết kiệm chi phí, tạo ra phẩm nho sai quả, mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, từ đó tạo sự tin tưởng cho người tiêu dùng.
Chia sẻ với phóng viên, ông Lò Văn Ninh, Giám đốc HTX Nông nghiệp Hua Nà cho hay, theo xu hướng mới của thị trường, ưa chuộng sản phẩm sạch và an toàn, trong quá trình sản xuất, hợp tác xã chúng tôi có sử dụng phân chuồng trâu bò của địa phương, lá cây nho cắt tỉa làm phân xanh bón cho cây nho, bên cạnh đó chúng tôi có đầu tư màng lưới để hạn chế sâu bệnh cho cây nho, đảm bảo chất lượng nho ra thị trường.
Chia sẻ thêm với chúng tôi ông Vũ Văn Nội, Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNN huyện Than Uyên, Lai Châu cho hay, hiện nay trên địa bàn huyện Than Uyên, Lai Châu có nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp sạch theo hướng hữu cơ, thân thiện môi trường và đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng, nhờ đó tạo niềm tin cho người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm. Sản xuất theo hướng này đã đem lại thu nhập cao cho người lao động tham gia sản xuất, góp phần khơi dậy khát vọng cho các hộ gia đình trên địa bàn huyện về tham gia sản xuất nông nghiệp và làm giàu từ sản xuất nông nghiệp.
Trong thời gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục tham mưu cho UBND huyện Than Uyên chỉ đạo tiếp tục các mô hình trồng cây ăn quả, chăn nuôi, với quy mô tập trung, để giúp nhân dân từng bước có điều kiện giảm nghèo và làm giàu chính đáng từ nông nghiệp.
Nhìn từ thực tế, các mô hình nông nghiệp tuần hoàn vừa tiết kiệm chi phí, vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường, xử lý an toàn chất thải động vật làm phân bón để trả lại độ phì nhiêu cho đất, sản phẩm cây trồng vật nuôi tránh được nhiều sâu bệnh và cho chất lượng hữu cơ, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Nông nghiệp tuần hoàn cũng là một trong những nội dung quan trọng trong đề án phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu của tỉnh Lai Châu.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.