Tác dụng của nước ép trái cây - không phải ai cũng biết
Ở các nước phát triển, người ta thường dùng nước trái cây thay nước lọc vì ngoài các loại Vitamin cần thiết, các loại nước ép hoa quả tươi như táo, nho, cam… còn chiếm gần như 100% nước. Nhờ các thành phần vitamin và dưỡng chất, nước trái cây có tác dụng bồi bổ sức khỏe, làm đẹp da và ngăn chặn lão hóa.
|
Nước ép cà chua nhiều vitamin A và C, rất tốt cho hệ tim mạch, tiêu hóa, làm đẹp da |
Theo các báo cáo khoa học thì mỗi loại hoa quả có thành phần dinh dưỡng khác nhau, chứa nhiều loại Vitamin và khoáng chất có tác dụng ngăn ngừa các bệnh mãn tính và nguy hiểm khác nhau, chính vì vậy nếu kết hợp đa dạng các loại rau củ quả từ nước ép trái cây trong các bữa ăn hàng ngày sẽ cho bạn một sức khỏe toàn diện.
Dùng nước ép trái cây khi đang sử dụng thuốc
Năm 1991, bác sĩ David Bailey thuộc Đại học Western Ontario, là nhà bác học đầu tiên trên thế giới đã khám phá ra rằng nước ép trái bưởi có khả năng tăng số lượng có trong máu của một vài loại thuốc. Lúc đầu, phát hiện này chỉ đươc xem như là một hiếu kỳ khoa học. Nhưng về sau, người ta mới phát hiện ra là nước ép trái bưởi làm tăng tới 15 lần số lượng trong máu của thuốc hạ cholesterol (cholesterol lowering drug - CLD).
Điều này cũng tương tự như là bệnh nhân đã uống thuốc gấp 15 lần so với liều lượng đã được quy định. Hậu quả là bệnh nhân có rủi ro cao bị bệnh cơ niểu kích phát (rhabdomyolosis) làm vỡ mô cơ bắp, có nguy cơ dẫn tới bệnh suy thận. Đây chính cái giá quá đắt mà chúng ta phải trả khi uống thuốc hạ cholesterol trong máu.
|
Nước ép đu đủ |
Theo bác sĩ Bailey thì tác dụng của nước ép trái bưởi trên cơ thể khoảng nhiều tiếng đồng hồ. Ông nói: “Có nhiều khả năng là nếu một bệnh nhân uống thuốc CLD cùng với nước ép trái bưởi liền trong hai hay ba tuần lễ thì biến chứng trên đây sẽ xuất hiện”. Vào thời đó, các nhà bào chế thuốc CLD cũng đều thừa nhận là nước ép trái bưởi có thể tăng mức CLD trong máu, nhưng họ cho rằng các nhà nghiên cứu đã dùng một lượng nước bưởi không thực tế và trong số 30 triệu bệnh nhân chưa hề có một trường hợp cơ niệu kịch phát nào.
Nhưng bác sĩ Bailey đã phản bác lại như sau: “Việc không có một báo cáo nào về tương tác nguy hại giữa nước ép trái bưởi và thuốc CLD không có nghĩa là không có tương tác ấy. Có thể tương tác đã không đươc nhận diện ra vì chúng ta chưa đủ cảnh giác”. Nói một cách khác, nếu không tìm thì làm sao mà thấy đươc.
Và tới hơn 20 năm sau, cũng chính bác sĩ Bailey lại đưa ra một phát hiện đáng kinh ngạc khác. Trong một báo cáo trình trước Hội nghị toàn quốc của American Chemical Society, ông vừa cho biết là: Nước ép trái bưởi, cam và táo có thể làm giảm sự hấp thu của một số dược phẩm, như thuốc chống ung thư và chữa bệnh tim, cũng như thuốc dùng sau khi ghép bộ phận cơ thể.
Để chứng tỏ điều này, nhóm nghiên cứu của bác sĩ Bailey đã cho những tình nguyên viên khoẻ mạnh uống một thuốc kháng histamine. Một số người này đã uống thuốc cùng với nước ép trái bưởi. Một số khác uống thuốc với nước có chứa narigin, một thành phần làm cho nước bưởi có vị đắng. Nhóm thứ ba uống thuốc với nước lã.
Kết quả cho thấy là trong nhóm uống nước bưởi thì chỉ có phân nửa liều lượng thuốc đươc hấp thu. Như thế uống nước trái bưởi ép vào buổi sáng có thể hoặc tăng hoặc giảm lượng thuốc trong máu tùy theo từng loại thuốc. Các nước ép trái cam và táo không có cùng các tính chất chuyển hóa như nước ép trái bưởi nhưng cũng có ảnh hưởng lên sự hấp thu thuốc men.
Thiên Lý
Vui lòng nhập nội dung bình luận.