Nuôi loài đặc sản tối ngày lặn dưới ao, hễ đẻ là mò lên cạn, ông nông dân Hậu Giang bán đắt hàng

Đỗ Thị Thùy Dương (TTKN Hậu Giang) Thứ ba, ngày 25/04/2023 05:10 AM (GMT+7)
“Ba ba là loài đặc sản dễ nuôi, không đòi hỏi nhiều kỹ thuật, đầu ra đảm bảo, và quan trọng là mang lại lợi nhuận khá cao. Hiện nay, nhu cầu về con ba ba giống khá lớn, trong khi nguồn cung không đủ đáp ứng...", ông Phạm Thừa Thiên, hộ nuôi ba ba ở ấp 8, xã Vị Trung, huyện Vị Thủy (tỉnh Hậu Giang) cho hay.
Bình luận 0
Theo ông Thiên, nông dân nuôi ba ba thành công ở xã Vị Trung, huyện Vị Thủy (tỉnh Hậu Giang), mô hình nuôi ba ba cần thả ba ba giống khi chúng đã được nuôi 3-4 tháng.

Thả loại ba ba giống cỡ tuổi này đảm bảo không hao hụt nhiều thích hợp cho những nông dân mới tập nuôi. 

Nuôi loài đặc sản tối ngày lặn dưới ao, hễ đẻ là mò lên cạn, ông nông dân Hậu Giang bán đắt hàng - Ảnh 1.

Ông Thiên giới thiệu khu ao nuôi ba ba của gia đình tại ấp 8, xã Vị Trung, huyện Vị Thủy (tỉnh Hậu Giang).

Nắm bắt được xu thế thị trường nên đầu năm 2020 ông đã mạnh dạn bắt tay đầu tư 1.300 m2 đất vườn nhà để làm 4 ao nuôi ba ba, diện tích mỗi ao khoảng 300 m2. Tổng chi phí ông đầu tư khoảng 60 triệu đồng.

Sau khi hoàn thành ao nuôi ông Thiên mua khoảng 20.000 con ba ba giống, giá 2.000 đồng/con, mỗi ao ông thả 5.000 con. 

Ông Thiên cho biết “Từ lúc thả nuôi đến lúc xuất bán khoảng 4 tháng, chi phí mỗi ao từ thức ăn, thuốc khoảng 14 triệu đồng/ao/5.000 con, giá bán mỗi con ba ba giống từ 11.000-12.000 đồng (tùy thời điểm theo giá thị trường), hao hụt khoảng 15-20%”. 

Như vậy lợi nhuận từ mỗi ao nuôi ba ba giống khoảng từ 30.000 triệu đồng trở lên, 4 ao nuôi của ông sau 1 vụ nuôi 4 tháng cho lợi nhuận trên 120 triệu đồng.

Ông Thiên còn phấn khởi cho biết thêm “Sau 1 vụ nuôi là đã lấy lại được chi phí ban đầu đầu tư và đã có lợi nhuận kha khá. Đầu ra thì ổn định, có nhiều thương lái đến thu mua, thậm chí còn không đủ nguồn cung. Thời gian nuôi thì ngắn, 1 năm Tôi xuất bán được hơn 2 lần, mô hình nuôi baba giống rất hiệu quả”.

Nuôi loài đặc sản tối ngày lặn dưới ao, hễ đẻ là mò lên cạn, ông nông dân Hậu Giang bán đắt hàng - Ảnh 2.

Ông Phạm Thừa Thiên thiết kế chỗ cho ba ba bò từ ao nuôi lên đẻ trứng 

Sau gần 3 năm gắn bó với mô hình nuôi baba, ông Thiên cho biết “ Đây là loài động vật dễ nuôi, ít bệnh và có thể tận dụng được lao động nông nhàn. Tuy nhiên, để thành công với mô hình, đòi hỏi nông dân phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm đảm bảo tỷ lệ hao hụt. 

Đồng thời phải không ngừng học hỏi kinh nghiệm, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật mới vào nuôi ba ba và đầu năm nay ông để lại 5000 con ba ba giống, cải tạo 2 ao thả để nuôi ba ba bố mẹ, nhằm giảm chi phí tăng lợi nhuận thêm cho gia đình.

Từ đó có thể thấy, nuôi ba ba giống đến 4 tháng xuất bán là một hướng đi mới cho những nông dân muốn khởi nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, ít rủi ro, đầu ra tương đối ổn định nên mô hình nuôi baba của ông Thiên đã được nhiều hộ lân cận tham quan học tập, nhân rộng mô hình.

Để ba ba trở thành đối tượng nuôi phát triển kinh tế hộ thoát nghèo, làm giàu, Tổ kỹ thật xã xã Vị Trung, huyện Vị Thủy (tỉnh Hậu Giang) phối hợp với tổ Khuyến nông cộng đồng luôn tư vấn, vận động  tăng cường hỗ trợ các hộ dân có nhu cầu nuôi ba ba tiếp cận các nguồn vốn từ tổ chức Hội đoàn thể.

Tổ cũng tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi ba ba, phổ biến kinh nghiệm nuôi nuôi ba ba, tạo điều kiện cho các hộ có nhu cầu phát triển mô hình, nhân rộng nhiều mô hình hơn trong thời gian tới để mang lại hiệu quả kinh tế cho nông hộ.

Nuôi loài đặc sản tối ngày lặn dưới ao, hễ đẻ là mò lên cạn, ông nông dân Hậu Giang bán đắt hàng - Ảnh 3.

Tổ trưởng tổ Khuyến nông cộng đồng thăm và tư vấn tại mô hình nuôi ba ba của ông Thiên, xã Vị Trung, huyện Vị Thủy (tỉnh Hậu Giang).

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem