Nuôi 2 con "ăn mặn" ham bơi lặn trong bể xi măng, bán làm đặc sản, một nông dân Sóc Trăng phát tài

Đỗ Thúy Hồng (Hội ND tỉnh Sóc Trăng) Chủ nhật, ngày 20/11/2022 05:18 AM (GMT+7)
Ông Dương Văn Thắng, hội viên, nông dân ấp Đắc Lực, xã Hồ Đắc Kiện, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng đã mạnh dạng lựa chọn mô hình nuôi nuôi ba ba kết hợp nuôi rắn ri voi mang lại hiệu quả kinh tế tốt.
Bình luận 0
Ấp Đắc Lực có diện tích tự nhiên là 437 ha, người nông dân nơi đây sinh sống đa số là trồng lúa nước. Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi trong những năm qua, nhất là tình hình xâm nhập mặm đã phần nào làm ảnh hưởng đến diện tích lúa hàng năm của nông dân. 

Nhằm khắc phục những khó khăn trong phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập hộ gia đình, hội viên, nông dân xã Hồ Đắc Kiện luôn năng động và sáng tạo, tìm tòi học hỏi các mô hình mang tính khả thi, với tính cần cù trong lao động sản xuất…

Ông Dương Văn Thắng, hội viên, nông dân ấp Đắc Lực đã mạnh dạng lựa chọn mô hình nuôi ba ba kết hợp nuôi rắn ri voi để khởi nghiệp.

Bước ban đầu khi mới làm mô hình nuôi ba ba kết hợp nuôi rắn ri voi, với đồng vốn tự có ông Thăng đã mua 300 con ba ba giống về nuôi. Do chưa hiểu rõ đặt tính của con ba ba, chưa quen biết thị trường tiêu thụ, ông chủ yếu là bán ba ba thịt nhỏ, lẻ nên không có lời.

Năm 2019 ông đăng ký tham gia vào Tổ hợp tác nuôi ba ba ấp Đắc Lực, được tham gia lớp học nghề  "Kỹ thuật nuôi ba ba", đồng thời, được Hội Nông dân xã Hồ Đắc Kiện phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội huyện Châu Thành (tỉnh Đồng Tháp) xét cho vay ưu đãi 50 triệu đồng từ nguồn vốn Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm.

Nuôi 2 con "ăn mặn" ham bơi lăn trong bể xi măng bán làm đặc sản, một nông dân Sóc Trăng khả giả hẳn lên - Ảnh 2.

Ông Dương Văn Thắng, hội viên, nông dân ấp Đắc Lực, xã Hồ Đắc Kiện, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng giới thiệu mô hinh nuôi ba ba kết hợp nuôi rắn ri voi trong bể xi măng.

Có vốn để chăn nuôi, cộng với được chuyển giao khoa học kỹ thuật nuôi ba ba nên ông đã mạnh dạn cải tạo thêm 3 bể nuôi 1.500 con ba ba/đợt. Sau khi trừ hao hụt mỗi năm ông suất bán ba ba thịt từ 1.000 – 1.200 con, trừ chi phí mỗi đợt bán ông lãi từ 100 – 120 triệu đồng.

Ngoài việc thành công với mô hình nuôi ba ba, ông còn kết hợp nuôi rắn ri voi. Rắn ri voi là loại rắn có giá trị kinh tế cao. Ban đầu ông Dương Văn Thắng mua 6 con rắn ri voi bố mẹ về nuôi.

Sau 2 năm 6 con rắn bố mẹ sinh sản, đến nay anh Thắng đã có trên 300 con rắn ri voi thương phẩm, cho thu nhập khoảng 150.000.000 đồng/năm.

Đối với mô hình nuôi rắn ri voi, tuy thời gian nuôi dài, nhưng ít tốn công chăm sóc. Nguồn thức ăn của rắn ri voi đa phần là cá da trơn, rất dễ nuôi. 

Trong thời gian tới ông Thắng dự định sẽ mỡ rộng thêm diện tích bể xi măng, chọn thêm những con rắn ri voi khỏe mạnh, sạch bệnh để làm giống cho sinh sản và sẽ hướng đến quy mô cung cấp con rắn ri voi giống cho nông dân nhân trên địa bàn xã Hồ Đắc Kiện nhân rộng mô hình...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem