Nuôi bò giữa đá và mây

Chủ nhật, ngày 25/05/2014 20:00 PM (GMT+7)
Giữa trập trùng đá núi huyện Mèo Vạc (Hà Giang), bao thế hệ người Mông sống nhờ hạt ngô trồng xen trong hốc đá. Những năm gần đây bên cạnh cây ngô cho bắp, nhà nước hỗ trợ người dân phát triển giống ngô cho … thịt: Cây cỏ.
Bình luận 0
Giữa trập trùng đá núi huyện Mèo Vạc (Hà Giang), bao thế hệ người Mông sống nhờ hạt ngô trồng xen trong hốc đá. Những năm gần đây bên cạnh cây ngô cho bắp, nhà nước hỗ trợ người dân phát triển giống ngô cho … thịt: Cây cỏ. Các loại cỏ voi, Goa-tê-ma-la, cỏ VA06... đã thực sự làm thay đổi nghề chăn nuôi gia súc, đặc biệt là nuôi bò thịt ở đây. Cảnh trèo núi kiếm cỏ như người dân vẫn nói “nuôi bò trên lưng” đã gần như không còn, nhiều nơi cây cỏ đã chiếm dần nương ngô.

Diện tích cỏ trồng ở Mèo Vạc đạt hơn 3400ha, đàn bò cũng tương ứng có trên 30.000 con. Chợ thị trấn mỗi phiên giao dịch mua bán 500 – 700 con bò. Giống “ngô” nuôi bò là một tác nhân để thu nhập bình quân của người dân Mèo Vạc tăng từ 2,6 triệu đồng/người vào năm 2006 lên 5,5 triệu đồng/người cuối năm 2013.

img Đàn bò trên 10 con của gia đình Mùa Mí Sèo ở Thị trấn Mèo Vạc tạo nguồn thu giúp anh lo cho hai con học đại học.
img Nhiều nương ngô lấy hạt nhường chỗ cho ngô lấy… thịt.
img Người dân giảm bán ngô để dành nấu bổ sung cho bò: “bò béo nhanh, lợi hơn nhiều” anh Mùa Mí Sèo cho biết.
img Chị phụ nữ này cho biết “Tao chăm con bò này mỗi năm nó cho nửa tấn ngô đấy”.
img Cây cỏ giờ cũng được “ăn phân” bình đẳng như cây ngô.
img người Mông ở Mèo Vạc rất yêu giống cỏ Guatemala, có nguồn gốc từ Nam Mỹ chịu được hạn, rét, sương muối lá bóc dùng trước, thân giữ lại như cây mía non trong ngày giá rét cho bò ăn.
An Thành Đạt (An Thành Đạt)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem