Hình ảnh những lò gạch nằm san sát nhau, nhìn từ trên cao như một vương quốc với các “tòa lâu đài” nhỏ đầy sắc màu ở ven rạch Thầy Cai và sông Cổ Chiên, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.
Từ cầu Mỹ Thuận, nơi dòng Cổ Chiên tách khỏi sông Tiền, kéo dài khoảng 30km đến kênh Thầy Cai là làng nghề gạch gốm – được mệnh danh là “Vương quốc đỏ” tại huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long. Ảnh: Nguyễn Khánh Vũ Khoa
Làng nghề làm gạch gốm tại đây có lịch sử gần 100 năm, được biết đến là nơi sản xuất gạch, gốm đỏ nổi tiếng và lớn nhất vùng ĐBSCL. Ảnh: Nguyễn Khánh Vũ Khoa
Những lò gạch, gồm nằm san sát nhau ven theo dòng kênh Thầy Cai, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long. Ảnh: Nguyễn Khánh Vũ Khoa
Năm 2021, UBND tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt Đề án Di sản đương đại Mang Thít nhằm bảo tồn các lò gạch này, tạo sản phẩm du lịch đặc thù và góp phần chuyển đổi sinh kế, tăng thu nhập cho người dân địa phương. Ảnh: Nguyễn Khánh Vũ Khoa
Cụ thể, toàn bộ vùng di sản khoảng 3.060 hec-ta thuộc bốn xã Mỹ An, Mỹ Phước, Nhơn Phú, Hòa Tịnh và một phần vùng đệm khoảng 5.000 hec-ta thuộc hai xã An Phước và Chánh An sẽ thuộc phạm vi khoanh vùng dừng tháo dỡ lò gạch và phát triển Đề án. Ảnh: Nguyễn Khánh Vũ Khoa.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.