Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Mạnh dạn chuyển đổi cây trồng
Ở xã Phước Minh (huyện Dương Minh Châu, Tây Ninh), người dân trong vùng vẫn quen gọi ông Minh với biệt danh là “Tý mía”. Ngày trước, ông Minh từng canh tác trên 100ha mía, thuộc loại quy mô lớn ở địa phương để cung cấp cho nhà máy đường.
Ông Minh hỗ trợ làm đường giao thông nông thôn. Ảnh: Nguyên Vỹ
"Nhà nước chỉ có thể định hướng chủ trương phát triển toàn ngành nhưng giá cả mua bán đều do thị trường kiểm soát. Mỗi nông dân cũng là một nhà đầu tư nên phải cân nhắc thiệt hơn, không thể thể thích cây nào trồng cây đó được”. Ông Tạ Văn Minh |
Ông Minh kể lúc đầu cũng chỉ làm nghề rau hàng bông (mướp, bí, bầu...). Đến năm 2000, ông mới bắt đầu chuyển hẳn sang làm cây công nghiệp. Khi giá mía xuống thấp, giá công lao động tăng cao do thiếu nhân lực. Nghề trồng mía gặp khó. Từ năm 2014, ông bỏ hẳn để chuyển sang canh tác và kinh doanh các mặt hàng nông sản như cao su, mì và lúa.
Hiện, ông đang canh tác ổn định trên diện tích 40ha cao su; 30ha mì và lúa luân canh. “Thị trường đầu ra vẫn luôn là vấn đề khó đối với nhiều mặt hàng nông sản. Làm cây công nghiệp muốn thành công phải chọn đúng cây trồng, đúng thời điểm thì mới mang lại lợi nhuận”- ông Minh kể.
Mới đây, ông lại dành hẳn 3ha đất vườn nhà trồng giống tre Mạnh Tông để lấy măng. Tuy là mô hình thử nghiệm nhưng lợi nhuận kiếm được khoảng 300 triệu mỗi ha, mỗi năm ông lại thu gần 1 tỷ đồng.
Ông Minh giải thích, do thổ nhưỡng huyện Dương Minh Châu tiếp giáp lòng hồ Dầu Tiếng, có mạch nước ngầm tốt, thuận lợi trồng tre lấy măng nhất là trong mùa nắng. Bản thân giống măng này cho thu hoạch quanh năm lại ít vốn, lợi công và dễ bán nên hiệu cao kinh tế ổn định.
Chủ động tìm thị trường
Ông Minh tổ chức điểm thu gom mủ cao su ngay tại rẫy. Ảnh: Nguyên Vỹ
Cũng vì không muốn hồi hộp chờ đợi người mua, ngoài việc trực tiếp canh tác, ông Minh còn đứng ra tổ chức điểm vệ tinh thu mua nông sản như mì và mủ cao su để chủ động tìm đầu ra thị trường.
Điểm thu mua cũng gắn liền với công cuộc xây dựng nông thôn mới, góp phần tiêu thụ sản phẩm chủ lực của địa phương, phát triển kinh tế nông thôn và tạo thêm việc làm cho lao động địa phương.
Hiện ông Minh đang sử dụng cố định 30 lao động, lương từ 5 – 6 triệu/người/tháng. Ngoài ra, vào mùa vụ, cao điểm cần nhân công, có thêm từ 30 – 50 người được ông Minh thuê để cùng làm việc.
Khi hỏi về việc “nâng cấp” mô hình sản xuất, ông Minh vẫn chưa muốn lên tổ hợp tác, HTX mà để tiếp tự thu mua tự do. Theo ông Minh, HTX thì cần có đầu ra đầu vào ổn định, phong phú, phải huy động được vốn...
Ông Minh cho rằng, ở thời điểm hiện tại, xây dựng HTX sẽ chưa thể đạt hiệu quả cao. Do đó, ông muốn tạo dựng được cơ sở ban đầu vững mạnh. Mô hình sản xuất tuy còn đơn giản nhưng thu hút bà con tham gia.
“Bản thân tôi vẫn đang tìm thời điểm tốt để phát triển tiếp chứ chưa muốn dừng lại. Hiện, nếu tìm được đầu ra tốt, gia đình sẽ chuyển 20ha đất vườn sang trồng cây ăn quả. Đồng thời, sẽ mở tiếp vệ tinh thu mua để hỗ trợ bà con cùng phát triển nông nghiệp”- ông Minh tính.
Ông Đỗ Hoàng Phúc - Chủ tịch Hội Nông dân xã Phước Minh (huyện Dương Minh Châu, Tây Ninh) nhận xét, trong quá trình sản xuất, ông Minh là người mạnh dạn chọn thay đổi những cây trồng phù hợp, thích nghi vùng thổ nhưỡng địa phương. Việc đầu tư hiệu quả đã giúp gia đình ông mở rộng quy mô, tạo thêm việc làm cho lao động ở địa phương.
Theo ông Phúc, huyện Dương Minh Châu hiện đang quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu cây ăn trái, chuyển đổi cơ cấu trên nhưng vùng năng suất thấp. Khi xã chọn hướng đi này để triển khai, hộ ông Minh sẽ là một trong những nông dân tiên phong trong định hướng phát triển này.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.