Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Với tiềm năng, lợi thế, các địa phương trong vùng cần phát huy tối đa thế mạnh này để sớm đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính trong sự gắn bó chặt chẽ với trồng trọt và nghề rừng.
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Tây Bắc, giai đoạn 2004 - 2010, các tỉnh trong vùng đã triển khai 518 đề án, dự án khoa học công nghệ cho phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, trong đó có 342 dự án cho ngành trồng trọt, 59 dự án chăn nuôi, 39 dự án thủy sản, 37 dự án lâm nghiệp…
|
Chăn nuôi gia súc ở Tây Bắc hiện chỉ với quy mô nhỏ lẻ. |
Riêng sản lượng các sản phẩm chăn nuôi phổ biến tăng mạnh: Sản lượng thịt năm 2010 ở các địa phương trong vùng tăng 13% so với 2009; sữa tăng 17,6%, trứng tăng 5,8%... Nhiều địa phương đã chú trọng chăn nuôi đại gia súc, duy trì tốc độ tăng trưởng đàn trâu, bò hàng năm tăng trên 5% như Hà Giang, Lao Cai, Lai Châu, Điện Biên…
Cơ cấu giống vật nuôi đang được chuyển đổi, nhiều giống vật nuôi mới có năng suất và chất lượng cao được đưa vào sản xuất như bò lai Sind, Zebu; lợn ngoại hướng nạc; bên cạnh đó, nhiều giống vật nuôi bản địa đặc sản cũng được nhân rộng như gà ác, lợn rừng, nhím, ong, ba ba…
Với tiềm năng và lợi thế sẵn có về chăn nuôi, vấn đề đặt ra đối với các địa phương trong vùng Tây Bắc là phải đánh thức, khai thác được tiềm năng này, phát triển chăn nuôi phải hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Theo Bộ NNPTNT, Tây Bắc có tiềm năng lớn để phát triển chăn nuôi, việc cần làm là chuyển dần việc chăn nuôi trâu, bò thả rông sang chăn nuôi có kiểm soát trong giai đoạn 2011-2020.
Giải pháp đưa ra là xây dựng chính sách khuyến khích để các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào các cơ sở nhân giống, cung cấp giống thương phẩm cho nhu cầu của vùng, miền; Quy hoạch tạo vùng đất ưu tiên để phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại lâu dài, an toàn, bền vững, hiệu quả cao và có khả năng cạnh tranh; Chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật về giống, thức ăn, kỹ thuật chăn nuôi cho các trang trại, hộ chăn nuôi nhỏ đảm bảo an toàn dịch bệnh.
Nguyễn Thắng
Vui lòng nhập nội dung bình luận.