Phân bón Đầu Trâu đồng hành cùng VietGAP

Thứ tư, ngày 19/10/2011 01:57 AM (GMT+7)
(Dân Việt) - Liên kết 4 nhà là chủ trương đúng, đang ngày một đi sâu và rộng hơn vào đời sống nông dân, đã tạo ra một phong trào làm ăn liên kết. Đó là xu hướng chung của sự phát triển.
Bình luận 0

Để cho mô hình này ngày một hoàn thiện, cần có những mô hình thí điểm rồi từ đó nhân rộng ra. Bắt đầu từ những mô hình sản xuất theo quy trình canh tác 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm... chỉ vài ha đến các mô hình sản xuất theo GAP hay GlobalGAP vài chục ha đã được chứng nhận. Đó là cơ sở để ngành nông nghiệp từng bước định hình cho việc sản xuất hàng hóa lớn hơn.

img
Mô hình sản xuất theo GAP giúp ND giảm chi phí, gia tăng lợi nhuận.

Cũng từ đó, quy trình sản xuất lúa theo VietGAP của Bộ NNPTNT đã ra đời. Chương trình ngày một rộng lớn, đòi hỏi sự phát triển tập trung hơn để có đủ sản phẩm chất lượng tốt đạt tiêu chuẩn an toàn cung cấp cho những nhà xuất khẩu.

Trên cơ sở đó, cánh đồng mẫu đã ra đời. Để chương trình thành công cần có sự tham gia của tất cả các ngành, trong đó doanh nghiệp là một phần không thể thiếu. Với chủ trương “Đồng hành cùng nhà nông”, Bình Điền là 1 trong 4 nhà đã tham gia chương trình này ngay từ đầu.

Nhận thức được vấn đề thuộc tầm chiến lược phát triển của ngành nông nghiệp nước nhà, cần sự tham gia của nhiều người, nhiều doanh nghiệp để khởi dậy sự tham gia hưởng ứng của nông dân. Trước khi ra được sản phẩm để kéo những nhà xuất khẩu vào thì việc cung cấp giải pháp kỹ thuật, sử dụng các sản phẩm vật tư nông nghiệp chính hãng với giá hợp lý cũng là cách giúp nông dân tiết kiệm chi phí, gia tăng được lợi nhuận.

Vì vậy, ngay từ năm 2008, Công ty Bình Điền đã họp Hội đồng cố vấn khoa học kỹ thuật để chọn phương án và các giải pháp kỹ thuật cho các mô hình này. Và cũng trong năm này, công ty đã bắt đầu tham gia các mô hình sản xuất lúa theo liên kết 4 nhà tại Tây Ninh, mô hình sản xuất lúa theo dự án xây dựng vùng nguyên liệu lúa jasmine và sản xuất theo hướng GAP tại ấp Bình Chơn, xã Bình Chánh, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang.

Công ty đã hỗ trợ phân bón cho nông dân 20% giá trị từ năm 2008 đến khi mô hình đạt giấy chứng nhận GlobalGAP năm 2010. Với sự tham gia hỗ trợ kỹ thuật, đưa phân bón tiết kiệm đạm vào quy trình, hỗ trợ giá bán không tính lãi nên các mô hình có sự tham gia của Công ty Phân bón Bình Điền được nông dân hướng ứng mạnh mẽ. Từ các mô hình chỉ vài chục ha nay đã có có gần 2.000ha ở 8 tỉnh từ Tây Ninh đến ĐBSCL.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem