Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Xuân Định làm việc tại Điện Biên
Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Xuân Định làm việc tại Điện Biên
Thu Hường
Thứ sáu, ngày 19/04/2024 18:30 PM (GMT+7)
Chiều nay (19/04), Đoàn công tác của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã làm việc với Hội nông dân tỉnh Điện Biên, trao đổi kinh nghiệm triển khai các dự án, mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Nguyễn Xuân Định, Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam làm Trưởng đoàn.
Phó Chủ tịch Nguyễn Xuân Đỉnh làm việc tại Điện Biên
Chiều nay (19/04), Đoàn công tác của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam do đồng chí Nguyễn Xuân Định, Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Hội nông dân tỉnh Điện Biên về trao đổi kinh nghiệm triển khai các dự án, mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị trên địa bàn tỉnh.
Tham gia buổi làm việc còn có các đồng chí đại diện Ban Kinh tế, Ban Xã hội, Ban Dân tộc – Tôn giáo – Quốc phòng An ninh thuộc Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; Lãnh đạo Hội nông dân tỉnh Điện Biên; Lãnh đạo Sở Lao động, Ban Dân tộc, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Điện Biên.
Tại buổi làm việc, đồng chí Lù Văn Thanh, Phó Chủ tịch Hội nông dân tỉnh Điện Biên báo cáo thực trạng và định hướng phát triển cây có múi trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2021 – 2025; tình hình xây dựng các mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp và cây có múi trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, tổng diện tích cây ăn quả toàn tỉnh Điện Biên ước đạt trên 3.600 ha. Sản lượng ước đạt hơn 22.500 tấn. Diện tích trồng cây có múi là 640 ha, sản lượng ước đạt trên 2.800 tấn. Giống cây ăn quả chủ lực trên địa bàn là các giống: dứa Queen, dứa Cayen; xoài Đài Loan, xoài Thái; mít Thái; bưởi Da xanh, bưởi Diễn; cam Vinh…
Năm 2022, được Cục Trồng trọt cấp Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng cho 02 giống Dứa: Cayen Pu Lau và Queen Điện Biên. Năm 2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cấp quyết định công nhận vườn cây đầu dòng giống Mít siêu sớm TL1 và giống Vú sữa HK2 cho Công ty Cổ phần đầu tư rau quả Việt Nam. Năm 2023-2024 đã cấp 03 mã số vùng trồng cho cây ăn quả với tổng diện tích là 15 ha. Trên địa bàn tỉnh hiện có 04 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn trên cây ăn quả. Toàn tỉnh hiện có 29 HTX đăng ký trồng cây ăn quả.
Trong giai đoạn 2019-2023, trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã hỗ trợ thực hiện 17 dự án liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ cây ăn quả. Trong đó, có 05 dự án trên cây ăn quả có múi, với tổng diện tích hơn 340 ha, tại các huyện Mường Ảng, Mường Nhé, Nậm Pồ.
Tại buổi làm việc, các lãnh đạo đại diện cho Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và Ban Dân tộc tỉnh Điện Biên đã cùng nhau trao đổi, thảo luận kinh nghiệm, trình bày những khó khăn trong công tác triển khai các dự án, mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi trên địa bàn tỉnh. Trong công tác tuyên truyền, năng lực của đội ngũ báo cáo viên chưa đạt như mong muốn, hạn chế về nguồn lực, các hội viên nông dân còn băn khoăn về cơ chế, chính sách nên chưa muốn tham gia các mô hình kinh tế. Phần lớn diện tích đất canh tác nhỏ chưa đáp ứng đủ tiêu chuẩn với các sản phẩm tương tự trên thị trường.
Đối với các dự án, mô hình liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh còn thấp, quy mô liên kết nhỏ. Một số chủ doanh nghiệp, HTX liên kết thiếu năng lực tổ chức sản xuất.
Các Sở, Ban, Ngành mong muốn Trung ương Hội Nông dân Việt Nam hỗ trợ các Chương trình Dự án về xây dựng các mô hình kinh tế liên kết, các mô hình kinh tế tập thể; Mở các lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội cho cán bộ Hội các cấp trên địa bàn tỉnh.
Sau khi nghe ý kiến phát biểu của các Sở, Ban, Ngành trên địa bàn tỉnh, Lãnh đạp các Ban, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đưa ra một số câu hỏi trong công tác triển khai các dự án, mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị trên địa bàn tỉnh: Với các loại giống có giá trị cao có hợp lý khi triển khai dự án không? Cây mít đã là cây chủ lực chưa? Nguồn kinh phí hỗ trợ đã phù hợp với thời gian triển khai dự án? Tỉnh đã có chủ trương xây dựng nhà máy chế biến, tiêu thụ sản phẩm? Thời gian nghiệm thu dự án theo thời gian như thế nào?
Phát biểu ý kiến kết thúc buổi trao đổi, đồng chí Nguyễn Xuân Định, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam yêu cầu phía các Sở, Ban, Ngành trong Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu Quốc gia và Hội Nông dân tỉnh Điện Biên: Các đơn vị liên quan cần quan tâm mở rộng thêm các mô hình đáp ứng đủ nhu cầu khi có Nhà máy chế biến. Tuyên truyền vận động hội viên, doanh nghiệp, HTX đồng thuận xây dựng các mô hình theo chuỗi liên kết. Cân đối nguồn vốn hỗ trợ kịp thời khi xây dựng dự án. Hội Nông dân tỉnh sát sao với các dự án ngay từ khi bắt đầu đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Về phía Trung ương Hội Nông dân Việt Nam sẽ hỗ trợ một số Chương trình Dự án về xây dựng các mô hình kinh tế liên kết, các mô hình kinh tế tập thể, giúp tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.