Phong tục tập quán

  • Trong cộng đồng các dân tộc, Việt Nam, mỗi miền quê lại có những phong tục độc đáo, riêng biệt trong cách tổ chức đón Tết Nguyên đán. Ngày nay, nhiều dân tộc phía Bắc vẫn duy trì Tục gọi vía trâu, cướp giọng gà, Ăn trộm cầu may… khi mỗi độ Xuân về.
  • Tết đến, người người nhà nhà vui chơi, thì ai cũng nhớ tục Tết trâu. Tết trâu bắt đầu từ sáng mùng bốn bằng nhang đèn và mâm trái cây, thúng gạo, giấy tiền vàng bạc rượu, trà (có chỗ cúng bằng bánh tét với đường) để cúng ông Chuồng bà Chuồng.
  • Theo quan niệm của người miền Tây quê tôi, sau khi đã rước ông bà về ăn Tết ngày 30 tháng Chạp, đến ngày mùng 3 phải làm mâm lễ long long trọng để tiễn ông bà. Trong mâm lễ thiêng liêng ấy, không thể thiếu chú gà trống choai được chọn lựa kĩ càng.
  • Hoa mai cực đẹp lại trổ ngay trong tiết đông đầy sương giá (“Mai sinh phải tuyết lạnh chẳng hiềm” – Nguyễn Trãi, Tự thuật), nên thế nhân đã tôn tụng mai là “hoàng hậu của các loài hoa”.
  • Trong không khí đầu mùa Xuân, người Lô Lô đã hoàn thành những công việc cuối cùng của năm cũ, chuẩn bị cho năm mới. Không ồn ào, không náo động, phô trương, những phong tục tập quán trong ngày tết của người Lô Lô mộc mạc, đơn sơ nhưng đầy mới lạ, hấp dẫn.
  • Ngày 25, 26 tháng Chạp, người Mông bắt đầu nghỉ ngơi, chuẩn bị đón Tết. Khi đó, họ phong tất cả các công cụ sản xuất lại. Các lò rèn phải làm lễ đóng lò; cối xay ngô tháo ra, dán một tờ giấy bản lên rồi làm lễ với gà, bánh ngô, rượu.
  • Trước đây, do cách tính khác nhau nên Tết của người Mông diễn ra trước Tết Nguyên đán 1 tháng. Theo quan niệm của người Mông, một năm không có tháng thiếu và không có năm nhuận. Mỗi tháng có 30 ngày đều đặn, ngày thứ 361 là ngày mồng 1 Tết.
  • Mỗi khi tết đến, xuân về, người Việt Nam ai cũng quá quen thuộc với phong bao lì xì đỏ thắm. Thế nhưng phong tục này khởi thủy từ đâu?
  • Tết đã cận kề gõ của từng nhà khi ta nhìn thấy những cành đào bày bán trên phố, “ngửi” thấy đâu đó mùi bánh chưng thoang thoảng, cảm nhận được cái lạnh buốt của mùa đông. Tết miền Bắc là như vậy, còn người miền Trung và Nam có đón tết như vậy không?
  • Trưa ngày 30 Tết, khi những nén nhang đã cháy hết, cả nhà từ từ bưng mâm cỗ từ bàn thờ xuống, sum vầy bên mâm cơm chiều ngày cuối cùng của năm cũ. Cứ như thế, biết bao những lo toan thường ngày tan biến, nhường chỗ cho niềm vui, tíu tít tiếng nói cười và cả giọt nước mắt cảm động yêu thương.