Phong tục tập quán

  • Trai gái lớn lên, sau thời gian tìm hiểu hoặc do mai mốt sẽ tiến tới hôn nhân nên vợ nên chồng. Phong tục bao đời nay ở miền Tây Nam bộ là vậy. Sau ngày cưới ba hôm, vợ chồng trẻ cùng với cha mẹ chồng sẽ quay về nhà cha mẹ của cô dâu để làm lễ phản bái.
  • Xưa kia phong kiến, chuyện mai mốt ở nhiều vùng quê thường trọng câu “môn đăng hộ đối” hơn là tình cảm yêu thương của đôi trai – gái.
  • Đám cưới của người Giáy ở bản Tả Van (Sapa, Lào Cai) diễn ra với nhiều nghi lễ: Thả mồi mai (dạm hỏi), mai mối lai (mặc cả)... Khi đã tìm được ngày chính thức, nhà trai nhờ ông bà mối đến nhà gái thông báo ngày giờ đón dâu. 
  • Tiết xuân gần hết, tiết tháng Ba ngày hè oi ả nắng, cũng là lúc người bình dân miền Tây Nam bộ bước vào ngày lễ Thanh minh. Nghi lễ này vốn phát xuất từ cộng đồng bà con người Hoa, lâu ngày, do sự giao thoa văn hóa, nên ngày nay, phần lớn đồng bào miền Tây Nam bộ đều… có phong tục lễ thanh minh!
  • Cũng như nhiều dân tộc anh em khác, trong ngày xuân ấm áp, người Mông thường có những nghi lễ cưới hỏi, Lễ tạ ơn ông cậu, Lễ “Ua nhù đang”… nhưng quan trọng nhất phải kể đến là Lễ tạ ơn cha mẹ. Đây là một trong những lễ nghi quan trọng nhất của người Mông ở tỉnh Hòa Bình.
  • Trên các bản làng vùng cao xứ Mường, người dân vẫn còn giữ được phong tục “đưa ma” hiếm thấy. Điều lạ là những cỗ quan tài này được bọc bằng vải đỏ, rồi đặt nằm trên cây luồng để khiêng đi khiến việc đưa tiễn người chết về nơi suối vàng nơi đây tạo nên nét độc đáo riêng.
  • Ngày cưới là ngày trọng đại nhất của đời người. Vì vậy, mọi lễ lộc hay phong tục trong ngày cưới đều được tiến hành một cách đầy đủ và chu đáo. Trong số những tục lệ được xem là “bản sắc” ấy, ở Vĩnh Long quê tôi và nhiều vùng quê miền Tây khác có tục “chịu lạy” trước ngày cưới vẫn luôn tồn tại, duy trì từ bao đời.
  • Cặp lu chứa nước từ bao đời đã gắn bó với người nông dân, từ lúc mới khai hoang, lập ấp. Gần như ở quê tôi miền Tây nhà nào cũng đều có ít nhất một cặp lu dùng để chứa nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt, ăn uống hằng ngày. Cặp lu thân thương nghĩa tình ấy giờ vẫn luôn đồng hành trong cuộc sống giản dị của người dân.
  • Người miền Tây quê tôi có quan niệm khá độc đáo về cây nhàu, hễ nhà nào có trồng cây nhàu trước sân nghĩa là nhà ấy sẽ làm ăn thuận lợi, gặp nhiền may mắn trong cuộc sống.
  • Với nhiều dân tộc, lễ cúng rừng là nghi lễ rất thiêng liêng với nhiều cấm kị, mang đậm nét văn hoá tín ngưỡng riêng của dân tộc mình. Ở thị trấn Mường Khương, huyện Mường Khương (Lào Cai), lễ cúng rừng đã trở thành ngày hội đại đoàn kết của 14 dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn.