Phong tục tập quán

  • Ở miền Tây Nam bộ, cứ vào chiều tối 30 (hay 29), nấu nướng xong xuôi, vợ chồng con cháu tựu họp đủ mặt là bắt đầu dọn đồ cúng để làm lễ rước ông bà.
  • Đối với người dân Vĩnh Long quê tôi, trái dư có giá trị vô ngần, góp phần làm cho mâm ngũ quả ngày Tết như “dư dả” hơn, mang lại may mắn hơn cho mọi người, mọi nhà trong suốt 1 năm.
  • Năm năm trở lại đây, cứ mỗi dịp chuẩn bị đón xuân về, đồng bào Cơ Tu ở miền núi Quảng Nam lại chuẩn bị đầy đủ mâm quả cúng theo phong tục Tết Nguyên đán cổ truyền và cùng nhau thưởng thức bữa cơm tất niên chan chứa tình đoàn kết của bản làng.
  • Theo phong tục ở nhiều nơi trong các làng quê Việt, sau ngày cúng đưa ông Táo 23 tháng chạp là nhà nhà chuẩn bị đón tết Nguyên đán - tết lớn nhất trong năm. Để có thịt kho nước dừa, có mỡ gói bánh tét, bánh chưng, người dân trong các làng quê thường rủ nhau đụng lợn (heo)… chia thịt ăn tết.
  • Cho đến bây giờ mấy ai còn nhớ được chính xác là bánh phồng đã ra đời từ lúc nào chỉ biết rằng bánh phồng cùng với bánh tét luôn có mặt trên bàn thờ của người Tây Nam bộ mỗi khi tết đến xuân về.
  • Đa số người Tày ăn tết sớm, khi đã luộc bánh, thịt lợn, giã giò xong xuôi vào 28 tháng Chạp là bắt đầu ăn tết. Đến 30 tết, mọi đồ đạc dao, quốc, thuổng, cày bừa… được xếp gọn vào một nơi, gia chủ sẽ làm lễ cúng cho các vật dụng này để cho chúng nghỉ ngơi.
  • Tảo mộ trước ngày Xuân là dịp con cháu đến chăm sóc mộ phần ông bà tổ tiên, một nét đẹp văn hoá được người dân quê tôi Vũng Liêm, Vĩnh Long gìn giữ từ bao đời nay. Vì vậy, cứ mỗi khi tết đến, xuân về, khoảng từ ngày 20 tháng Chạp là nhiều gia đình ở quê tôi đi “dẫy mả” (từ ở quê tôi sử dụng để chỉ việc tảo mộ).
  • Ngày trước, mỗi khi tết đến, người dân quê tôi (Vũng Liêm, Vĩnh Long) ngoài việc trang hoàng nhà cửa, tất bật làm các loại bánh mứt, các món ăn truyền thống thì còn một việc tuy nhỏ nhưng phải làm cho xong trước ngày đưa ông Táo về trời đó là chà rửa nồi, chảo thật sạch, rồi lựa những cái nào bị sứt quai, lủng lổ đem ra chợ vá lại.
  • Từ suy nghĩ đến hành động, người miền Tây để lại những nét văn hóa sống độc đáo mà giá trị nhân văn của nó còn to lớn hơn nhiều. Trong số những nét đẹp ấy có phong tục "chạp mả làng" và "cúng cô hồn" ngày tết.
  • Những ngày cuối năm xe cộ dập dìu, từng dòng người nối đuôi nhau ra đường để đi xem chợ Tết. Đâu đó nơi góc phố lặng, có vài cụ già đang ngồi bên cái mâm nhỏ như khấn nguyện điều gì... Chợt tôi giật mình nhận ra hôm nay là ngày 23 âm lịch. Chắc là giờ đây nơi quê nhà,  ba tôi đang đưa ông Táo về Trời giống như mọi năm.