Phú Thọ: Mực nước sông Đà giảm kỷ lục, nông dân oằn mình bơm nước, ô xy cứu cá lồng

Hoan Nguyễn Thứ năm, ngày 08/06/2023 14:22 PM (GMT+7)
Ảnh hưởng của hạn hán khiến các hộ nuôi cá lồng trên sông Đà (đoạn chảy qua xã Xuân Lộc, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ) đang phải “chạy cạn” để cứu cá khỏi bị chết ngạt.
Bình luận 0

Hạn hán khiến mực nước sông Đà giảm sâu, ảnh hưởng lớn đến việc nuôi cá lồng trên Sông Đà, sản xuất nông nghiệp của người dân xã Xuân Lộc, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ. Video: Hoan Nguyễn

Sông Đà cạn kỷ lục, nông dân căng mình "chạy cạn", dịch chuyển lồng nuôi, bơm nước để cứu cá - Ảnh 2.

Trước đây, gia đình anh Dương Tiến Dũng (xã Xuân Lộc, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ) có hơn 10 bè lồng nuôi cá, hiện chỉ duy trì được 3 lồng cá. Do thời tiết khắc nghiệt, hạn hán kéo dài khiến gia đình anh lo sợ nuôi nhiều sẽ bị ảnh hưởng, cá chết nhiều, thiệt hại lớn. Anh Dũng bảo, nuôi cá lồng gần chục năm nay, lần đầu tiên chứng kiến cảnh nước cạn nhanh đến vậy. Ảnh: Hoan Nguyễn

Sông Đà cạn kỷ lục, nông dân căng mình "chạy cạn", dịch chuyển lồng nuôi, bơm nước để cứu cá - Ảnh 3.

Nhiều tháng nay, mực nước sông Đà đoạn chảy qua xã Xuân Lộc, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ xuống thấp khiến người nuôi cá lồng bị ảnh hưởng nặng nề. Nhiều khúc sông cạn trơ đáy, dẫn đến cá lồng bị chết. Ảnh: Hoan Nguyễn

Sông Đà cạn kỷ lục, nông dân căng mình "chạy cạn", dịch chuyển lồng nuôi, bơm nước để cứu cá - Ảnh 4.

Một lồng cá nằm chơ vơ trên bãi cát ven bờ. Ảnh: Hoan Nguyễn

Sông Đà cạn kỷ lục, nông dân căng mình "chạy cạn", dịch chuyển lồng nuôi, bơm nước để cứu cá - Ảnh 5.

Trên địa bàn xã Xuân Lộc (huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ) có hơn chục hộ nuôi cá lồng với hơn 200 lồng nuôi, chủ yếu các loại cá như: lăng, diêu hồng, trắm, chép… Theo người dân, hai năm trở lại đây, sông Đà chuyển đổi dòng chảy, hình thành các bãi cát bồi cục bộ đoạn qua khu vực nuôi cá lồng. Khi nước từ thượng nguồn đổ về ít, dòng chảy trên sông kém, thêm phía ngoài khu vực nuôi cá đã bị cát bồi lấp kín nên việc khơi thông dòng chảy gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, khu vực nuôi cá dễ mắc cạn, người dân thấp thỏm lo lắng nên không dám nuôi lớn, nuôi nhiều. Ảnh: Hoan Nguyễn

Sông Đà cạn kỷ lục, nông dân căng mình "chạy cạn", dịch chuyển lồng nuôi, bơm nước để cứu cá - Ảnh 6.

Do mực nước quá cạn, các hộ nuôi phải theo dõi 24/24 giờ để kịp thời “chạy cạn” cho cá, nhằm tránh thiệt hại nặng nề. Ảnh: Hoan Nguyễn

Sông Đà cạn kỷ lục, nông dân căng mình "chạy cạn", dịch chuyển lồng nuôi, bơm nước để cứu cá - Ảnh 7.

Nông dân chuyển cá lồng sang những chỗ có mực nước sâu hơn để cá không bị ngạt, đảm bảo sức khỏe cho cá. Ảnh: Hoan Nguyễn

Sông Đà cạn kỷ lục, nông dân căng mình "chạy cạn", dịch chuyển lồng nuôi, bơm nước để cứu cá - Ảnh 8.

Đồng thời, bà con nuôi cá lồng liên tục dùng máy bơm để bơm nước vào cho lồng cá. Ảnh: Hoan Nguyễn

Sông Đà cạn kỷ lục, nông dân căng mình "chạy cạn", dịch chuyển lồng nuôi, bơm nước để cứu cá - Ảnh 9.

Người nuôi thường xuyên sục hoặc bơm nước vào tạo oxy, bơm cát dưới mỗi bè để bè ngập sâu hơn dưới nước. Ảnh: Hoan Nguyễn

Sông Đà cạn kỷ lục, nông dân căng mình "chạy cạn", dịch chuyển lồng nuôi, bơm nước để cứu cá - Ảnh 10.

Nhiều gia đình phải thuê người kéo lồng ra phía nước sâu hơn để cá sống qua ngày, chờ nước lên. Ảnh: Hoan Nguyễn

Sông Đà cạn kỷ lục, nông dân căng mình "chạy cạn", dịch chuyển lồng nuôi, bơm nước để cứu cá - Ảnh 11.

Những ngày này, các hộ nuôi cá phải thường xuyên vớt những con bị chết hoặc đang ngáp để loại bỏ, tránh gây bệnh cho cá khác. Đối với những con cá yếu sẽ được vớt lên, phân loại, bỏ nội tạng và đóng ngăn đá, bán cho người có nhu cầu. Cá chết thì đóng bao, đưa đi tiêu hủy tránh ô nhiễm nguồn nước. Ảnh: Hoan Nguyễn

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem