Vì sao nông dân Cà Mau phải đánh thuốc tìm bắt những con cá chẽm 5-7kg say bí tỉ trong vuông tôm sinh thái?

Thứ hai, ngày 02/05/2022 06:06 AM (GMT+7)
Cá chẽm còn được gọi là cá vược. Ở Cà Mau, cá chẽm thường sống nơi biển, cửa sông, kênh rạch và nhiều nhất là trong môi trường nuôi tôm sinh thái.
Bình luận 0

Ông Nguyễn Văn Hiếu (ấp Phú Hiệp, xã Thanh Tùng, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau) cho biết, khi lấy nước nuôi tôm, cá chẽm thường theo dòng nước vào vuông. 

Sau một mùa nuôi tôm, chủ vuông phải thuốc vuông tôm thu hoạch cá chẽm, vì loài cá này lớn rất nhanh. Thường sau hơn một năm cá chẽm có trọng lượng từ 5-7 kg/con, có con hơn 10 kg. Nếu không bắt kịp thời, cá chẽm sẽ ăn tôm, làm giảm năng suất nuôi tôm của bà con.

Để bắt được cá chẽm trong vuông, người dân phải mở bửng cống rút cạn nước trên ruộng để cho cá xuống kênh. 

Sau đó bà con dùng dây thuốc cá xay nhuyễn, rải xuống mặt nước, vài phút cá chẽm bị say thuốc trồi lên, vẫy nước tung toé, nhìn rất đã mắt. Sau một hồi cá chẽm mệt dần, bà con chỉ cần dùng vợt hoặc dùng tay, tha hồ mà bắt cá.

Thuốc vuông tôm bắt cá chẽm không chỉ để diệt cá ăn tôm, mà còn giúp người nuôi tôm có thêm khoản thu nhập đáng kể trong thời gian chờ thu hoạch vụ tôm mới.

Vì sao nông dân Cà Mau phải đánh thuốc tìm bắt những con cá chẽm 5-7kg trước khi vào vụ nuôi tôm sinh thái? - Ảnh 1.

Sau khi rải cây thuốc cá xay nhuyễn xuống kênh, cá chẽm bị say thuốc trồi lên, người dân dùng vợt để vớt cá.


Vì sao nông dân Cà Mau phải đánh thuốc tìm bắt những con cá chẽm 5-7kg trước khi vào vụ nuôi tôm sinh thái? - Ảnh 2.

Đối với những vuông tôm có diện tích lớn, bà con phải vận chuyển cá bằng xuồng để kịp đem vào sơ chế, bởi nếu cá bị trắng mang sẽ rớt giá.

Thương lái phân loại cá chẽm theo kích thước và cân nặng để tính giá.

Huỳnh Lâm (Báo Cà Mau)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem