Theo ông Nguyễn Riệm (71 tuổi), Nguyên Vạn trưởng Vạn Xuân Hải, cho biết: “Tục thờ cá Ông, một vị thần bảo hộ của ngư dân, lễ cầu ngư đã trở thành một hình thức sinh hoạt cộng đồng mang tính tín ngưỡng đặc trưng của ngư dân vùng biển của xã Tam Quang nói riêng và các vùng ven biển khu vực nói chung".
Tàu đi ra cửa biển để rước “Nghinh Thần” từ ngoài cửa biển về nhập Lăng Ông.
Lễ chính thức diễn ra vào 7 giờ sáng mồng 6 tết hàng năm, sau khi cúng bái tại Lăng Ông Vạn Xuân Hải xong, đoàn bậc tiền bối của ngư dân sẽ cho thuyền ra tận cửa biển để làm lễ rước “Nghinh Thần” kèm với hợp âm rộn rã, thúc giục của trống chầu, kèn bóp, khi Ông được nghinh đến về bến, người dân đứng sắp hai hàng nghinh đón. Lúc này, lễ cầu ngư mới chính thức được tái diễn cầu cho mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng, ngư dân đánh được nhiều thủy hải sản, cuộc sống được cải thiện, nâng cao bảo vệ vùng biển của tổ quốc.
Ông Riệm cho biết thêm, tại Lăng Ông Vạn Xuân Hải đang chôn cất hai ông, hai ông lụy bờ cách đây 7 năm, một ông lớn có chiều dài 10m lúc lụy bờ, ông nặng đến 4 - 5 tấn, sau khi ông lớn ngụy bờ vào tháng, cũng có một ông khác lụy bờ vào biển Tam Quang dài 4m nặng hơn một tấn. Hai ông được ngư dân đưa về Lăng Ông chôn cất, cúng theo tục lệ. Sau lễ cầu ngư, tàu, thuyền ở địa phương bắt đầu xuất quân đi hành nghề trên biển…”.
Một số hình ảnh
Dân Việt
ghi nhanh tại lễ cầu ngư ở xã Tam Quang:
Lăng Ông Vạn Xuân Hải, xã Tam Quang rộn ràng trong lễ cầu ngư. Tàu đi ra cửa biển để rước “Nghinh Thần” từ ngoài cửa biển về nhập Lăng Ông. Cộ rước “Nghinh Thần” về nhập lăng để làm lễ cầu ngư. Đội Chèo đang biểu diễn trước khi làm lễ nhập “Nghinh Thần” vào lăng. Trước khi diễn ra nghi thức lễ cúng cầu ngư, phải rửa tay cho sạch. Cúng bái lễ cầu ngư trang nghiệp của Vạn trưởng Vạn Xuân Hải. Hai mộ cá Ông nằm ngay trong Lăng Ông Vạn Xuân Hải. Sau khi lễ cầu ngư diễn ra, nhiều ngư dân đưa thúng ra tàu, thuyền chuẩn bị ra khơi hành nghề.
Trương Hồng (Trương Hồng )
Vui lòng nhập nội dung bình luận.