Những nụ cười hạnh phúc
Chị Ngô Thị Nhân (xã Phong Hiền, huyện Phong Điền, Thừa Thiên- Huế) chia sẻ, những ngày này chị tạm quên đi những nhọc nhằn và công việc vất vả ở quê. Trong phút ngẫu hứng, chị tranh thủ chụp những bức hình trên sân khấu Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội.
Nụ cười trong khoảnh khắc hạnh phúc của người phụ nữ quanh năm chân lấm tay bùn có lẽ sẽ trọn vẹn hơn nếu như cơn bão số 11 không đổ vào miền Trung- nơi cả cơ ngơi của chị cũng như nhiều nông dân đang ở đó. Chị bảo, ngày mai và tương lai còn cả một loạt những kế hoạch như phát triển thêm xưởng chiết xuất tinh dầu tràm tự nhiên, xây dựng và hiện đại hóa các bể xử lý rác thải…
Trong lễ vinh danh, dưới ánh đèn sân khấu, không ít người để ý đến anh - một nông dân để đầu trọc. Nhưng, vẻ ngoài như khó gần của anh lại hoàn toàn đối nghịch với cái tên và giọng nói trầm ấm của anh.
Anh là nông dân xuất sắc Lê Mai Hiền. Từ vùng rừng núi xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, anh Hiền xuống Thủ đô với tâm thế hồ hởi nhưng vội vàng. Anh bảo, sau lễ vinh danh là anh phải ngược về ngay quê để cùng với anh em trong trang trại thu hoạch lúa mùa muộn và cá.
Với gần 30 lao động khi vào mùa thu hoạch rộ, anh Hiền nói rằng không thể để anh em “tự bơi” được vì có khi một người lo bằng cả kho người làm. Từng nếm mật nằm gai hơn 10 năm với hàng trăm ha rừng, từng tham dự Đại hội thi đua yêu nước năm 2011, anh Hiền nói rằng, lần này được T.Ư Hội NDVN vinh danh “
Nông dân xuất sắc”, anh thực sự “ấn tượng và xúc động”.
Ông chủ của trang trại mỗi năm làm ra chừng 4 tỷ đồng, có ngoại hình “bụi bặm”?hóa ra lại là một người khá lãng mạn. “Tớ phải lỡ hẹn với Hà Nội, không đi tham quan giao lưu thêm được với bạn bè anh em cả nước. Hà Nội mùa thu thật tuyệt!”- anh Hiền tâm sự.
Niềm vui lớn là làm từ thiệnNước mắt chỉ trực trào ra trên khuôn mặt của lão nông Đặng Văn Hùng (xã Mỏ Công, huyện Tân Biên, Tây Ninh) khi tôi hỏi ông về cảm xúc khi được vinh danh. 69 tuổi, gần bước sang tuổi xưa nay hiếm nhưng khi nói về những nhọc nhằn, gian khó để đến được lễ vinh danh ngày hôm nay, ông vẫn không giấu nổi xúc động.
Trong lễ vinh danh, nhiều người đã thực sự cảm phục và xúc động với tấm gương ông Lê Mến (phường Thuận Phước, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng). Trong suốt những năm qua, ông đã sát cánh, giúp đỡ hàng nghìn ngư dân bám biển, bám ngư trường Hoàng Sa...
|
“Gia đình tôi có gần 160ha cây cao su, mía, mì (sắn), mỗi năm thu nhập
khoảng 6 tỷ đồng. Mấy năm nay giá cả bấp bênh, giá vật tư nông nghiệp
tăng cao nên tôi đã phải tìm cách ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật để làm
tăng năng suất cho cây trồng bù lại chi phí đầu vào và khi giá đầu ra
thấp.
Trước đây, mỗi ha mía chỉ thu hoạch được từ 50-60 tấn
nhưng giờ đã thu được 160 tấn; mì trước chỉ có 25 tấn/ha giờ đã đạt được
55 tấn/ha… ”- ông Hùng tâm sự.
Đã trở thành tỷ phú nông dân nhưng niềm vui lớn nhất của ông bây giờ là làm từ thiện.
Từ
năm 2010 đến nay cứ mỗi năm ông lại bỏ tiền ra xây 1 căn nhà tình
thương và 1 căn nhà đại đoàn kết, hỗ trợ học bổng cho học sinh nghèo
hiếu học, giúp đỡ những gia đình có người nhiễm chất độc da cam… Ông
bảo, làm từ thiện là ý nguyện của đời ông từ khi còn là một nông dân
nghèo!
Khó có thể nói hết được những tâm tình, những kinh nghiệm làm giàu và cả những vui buồn trong cuộc sống thường nhật của những nông dân xuất sắc được vinh danh, nhưng với hàng triệu nông dân cả nước, ngày hôm qua là “mùa vàng” của chính những con người đã tạo ra mùa vàng bội thu trên những cánh đồng gian khó!
Hữu Thông (Hữu Thông)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.