Rừng không phụ công người dân

hữu anh Thứ hai, ngày 01/06/2015 14:04 PM (GMT+7)
Những cánh rừng tự nhiên với bạt ngàn lim, dổi nhưng hàng chục năm qua không bị người dân khai thác, chặt phá mà họ còn tự khoanh nuôi bảo vệ, phục hồi tài nguyên rừng - đó là hiệu quả của việc nhà nước giao đất giao rừng đến tận hộ gia đình và cá nhân sử dụng lâu dài tại thôn Khe 5 xã Sơn Kim 1 huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh).
Bình luận 0

Ông Trần Quốc Việt -Bí thư Đảng ủy xã Sơn Kim 1 cho biết: “Toàn xã Sơn Kim 1 có hơn 22.000ha tự nhiên, nhưng chỉ có 5% diện tích đất canh tác sản xuất nông nghiệp, còn lại là diện tích đất rừng. Từ năm 1995, chính quyền địa phương đã được nhận lại 3.500ha đất và rừng để giao lại cho dân từ Lâm trường Hương Sơn quản lý”.

img
Ông Trần Ngọc Lâm ở thôn Khe 5 thu nhập ổn định từ lâm sản phụ nhờ bảo vệ  rừng tự. Ảnh: Hữu  Anh
Cũng theo ông Việt, hơn 20 năm về trước cuộc sống người dân thôn Khe 5 rất khó khăn, thiếu đất sản xuất, thiếu nước sinh hoạt mà nguyên nhân chủ yếu do phần lớn diện tích đất lâm nghiệp đều thuộc quyền quản lý của các công ty. Trên thực tế các công ty này được giao quản lý, bảo vệ nhưng chủ yếu tập trung vào khai thác, công tác trồng và tái tạo rừng hầu như không có. Người dân địa phương sống cạnh rừng nhưng lại phải đi làm thuê cho họ.

 

Từ thực tế đó xã đã đề xuất lên huyện, tỉnh để “đòi” lại đất từ các công ty để giao lại cho người dân phục vụ sản xuất và bảo vệ môi trường sống. Đến nay cả thôn Khe 5 có 119 hộ dân đã được giao nhận gần 500ha đất lâm nghiệp với nhiệm vụ khoanh nuôi bảo vệ, phục hồi rừng tài nguyên. Trong khi các thôn khác, người dân tự ý phát rừng tự nhiên để trồng keo thì tại thôn Khe 5 người dân chỉ tận dụng những vùng đất trống, ven bờ sông, suối để trồng còn rừng tự nhiên các hộ dân cùng nhau bảo vệ, chia sẻ lợi ích từ lâm sản phụ mà những cánh rừng từ nhiên mang lại có thu nhập ổn định bền vững.

Ông Trần Ngọc Lâm ở thôn Khe 5 cho biết: “Năm 1995, gia đình tôi được nhà nước giao cho 27,8ha đất lâm nghiệp. Đến nay rừng của gia đình quản lý có rất nhiều cây lim, dổi đường kính từ 60-70cm. Từ những cánh rừng tự nhiên được khoanh nuôi bảo vệ đã tạo môi trường sống cho các loại lâm sản phụ như măng, cây thuốc nam, nấm, giang nứa và đặc biệt là ong rừng và chăn nuôi bò. Đây là nguồn thu nhập chính không chỉ gia đình tôi mà người dân thôn Khe 5. Ông Lâm bật mí: “Giữ được rừng không chỉ giữ được nguồn nước để sinh sống mà hàng năm gia đình tôi còn thu về trên 200 triệu đồng từ các loại lâm sản phụ và chăn nuôi”.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem