Sau loạt bài Điều tra của Dân Việt: Hà Nội xử lý 7 vụ vi phạm liên quan đến kinh doanh cây cổ thụ

Lam Anh – Chiên Hoàng Thứ bảy, ngày 01/05/2021 07:13 AM (GMT+7)
Theo ông Lê Minh Tuyên, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Hà Nội, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Chi cục Kiểm lâm Hà Nội đã kiểm tra, phát hiện và xử lý 7 vụ vi phạm pháp luật có liên quan đến vận chuyển, buôn bán cây xanh, cây bóng mát, cây cổ thụ.
Bình luận 0
Sau loạt bài Điều tra của Dân Việt: Hà Nội xử lý 07 vụ vi phạm liên quan đến kinh doanh cây cổ thụ - Ảnh 1.

Cây cổ thụ được trồng tại một số nhà đại gia và cơ quan Nhà nước ở một số huyện miền Tây của tỉnh Nghệ An. Ảnh: Lam Anh

Ngay sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh của PV Dân Việt, sau phóng sự điều tra dài kì "Thủ đoạn hô biến rừng cây cổ thụ" trên Báo Dân Việt ngày 20/4, Chi cục Kiểm lâm Hà Nội đã Ban hành văn bản chỉ đạo các đơn vị trực thuộc nhằm quản lý địa bàn, tăng cường công tác kiểm tra các cơ sở kinh doanh cây cảnh, cây bóng mát, cây cổ thụ trên địa bàn TP.Hà Nội. 

Kết quả bước đầu đã được Chi Cục thông tin đến Báo Điện tử Dân Việt.

Thống kê của Chi cục Kiểm lâm Hà Nội, hiện nay trên địa bàn thành phố có 69 cơ sở buôn bán, ươm trồng cây xanh, cây bóng mát (trong đó có 14 tổ chức, doanh nghiệp và 55 hộ gia đình, cá nhân).

Chi cục Kiểm lâm Hà Nội nhấn mạnh: Để chấm dứt tình trạng khai thác trái phép thực vật rừng, cây rừng có nguồn gốc từ rừng tự nhiên, các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương cần tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật. 

Đặc biệt là phát huy vai trò của chính quyền địa phương, cán bộ kiểm lâm địa bàn thực hiện tốt quản lý và bảo vệ rừng tại gốc, thực hiện kiểm tra truy xuất nguồn gốc lâm sản theo đúng quy định.

Tình trạng khai thác cây rừng trái phép làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường rừng, hệ sinh thái rừng. 

Hành vi khai thác cây rừng trái phép là hành vi bị cấm theo quy định tại Điều 9, Luật Lâm nghiệp năm 2017.

Sau loạt bài Điều tra của Dân Việt: Hà Nội xử lý 07 vụ vi phạm liên quan đến kinh doanh cây cổ thụ - Ảnh 3.

Cây cổ thụ tại một vườn ươm ở xã Yên Bài, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. Ảnh: Chiên Hoàng

Trước đó, Báo điện tử Dân Việt đã đăng tải loạt điều tra dài kỳ phản ánh các hoạt động khai thác, vận chuyển, "rửa nguồn gốc" cây cổ thụ từ rừng tự nhiên tại một số tỉnh Miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ để chuyển đến các thành phố lớn tiêu thụ, trong đó có Hà Nội.

Sau khi đọc loạt bài trên Dân Việt, GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh, Phó chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE), đã trăn trở nói: "Đáng lẽ chúng ta phải biết tri ân cây cổ thụ đó, bảo vệ chúng cho thế hệ mai sau. Sao chúng ta lại phá chúng đi? Đó là sự báo động về ý thức cộng đồng".

"Việc đưa cây ở rừng về trồng làm đại cảnh ở thành phố, theo tôi, như thế là không nên. Hành động "tiêu thụ" (mua) các cái cây đó là trực tiếp, gián tiếp kích cầu, "xúi giục" cho người ta đi phá rừng. 

Tạo phong trào với sự "lan tỏa" không tốt. Tôi phản đối cái "thú chơi" trên. Những việc làm này nên chấm dứt ngay".

Việc bao che của cơ quan chức năng như loạt bài viết trên Dân Việt đã chỉ ra, theo tôi cần điều tra, vạch trần" - GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nói.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem