Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Ông Trần Văn Quang thừa nhận tình trạng heo bơm nước, đặc biệt là heo dùng chất cấm tạo nạc còn xảy ra trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, trong đó điểm nóng nhất là ở khu dân cư mới thuộc địa phận xã Phước Tân, huyện Trảng Bom.
Riêng chuyện con heo sử dụng chất cấm thì tình hình còn phức tạp hơn, không chỉ có trong các hộ chăn nuôi mà hiện còn phát triển ra các trang trại lớn. Trong 2 đợt kiểm tra vừa qua chi cục đã phát hiện 6 trường hợp người dân sử dụng chất cấm (chủ yếu là chất Salbutamol) trong nuôi heo, tập trung nhiều nhất ở các trang trại. Trước thực trạng đáng lo đó, chi cục đã nhanh chóng tiến hành thanh tra đợt 3, lấy mẫu ở gần 70 trang trại, nông hộ chăn nuôi ở 2 huyện Thống Nhất và Trảng Bom, hiện đang chờ kết quả. Bên cạnh đó chi cục cũng đang triển khai kế hoạch kiểm tra các cơ sở kinh doanh thuốc thú y trên địa bàn.
Không chỉ người nuôi mà thực trạng heo bơm nước, heo thuốc nở rộ hiện nay còn do chính cánh thương lái đầu têu. Vậy chi cục thú y có kế hoạch gì để xử lý tình trạng này không, thưa ông?
- Theo những gì báo chí phản ánh mấy ngày qua, các trại, lán heo nước, nhồi thuốc tăng trọng cho heo chủ yếu là các điểm tập kết trung gian do thương lái lập ra, nên để xử lý chúng tôi rất cần sự phối hợp từ địa phương các phường, xã chứ bên thú y không thể nào nắm hết được. Chính vì thế, theo đề xuất của chúng tôi, tỉnh đã thống nhất với Sở Tài chính cấp bổ sung cho ngành 2,3 tỷ đồng để triển khai công tác thanh tra, kiểm tra các điểm giết mổ, chăn nuôi trên địa bàn, trong đó có nội dung con heo bơm nước và chất cấm tăng trọng trong 2 tháng cuối năm 11 và 12. Số tiền này sẽ được chuyển xuống cho địa phương các huyện, phường, xã để công tác phối hợp được tốt hơn và triệt để xử lý được các trường hợp vi phạm trong chăn nuôi.
Một vấn đề mà chúng tôi không hiểu là các xe mua heo sau khi chuyển heo về các lán trại để bơm nước thì còn đâu dấu niêm phong mà nhân viên thú y đã niêm phong kỹ càng từ các trung tâm bán heo?
- Quả thật đây chính điểm quan trọng để nhân viên thú y tại các lò mổ và cả trên đường vận chuyển kiểm tra xem xe heo đó có vấn đề hay không. Bởi xe chở heo là xe chuyên dụng, dây nhựa niêm phong ở tất cả các cánh cửa lên xuống heo là không thể kéo ra, nên để chuyển heo xuống bơm nước bắt buộc thương lái phải cắt dây, sau đó dùng các cách nào đó để vá lại dây niêm phong này thì các cán bộ kiểm dịch ở các lò mổ sẽ phải kiểm tra kỹ càng để phát hiện ra. Còn nếu dây niêm phong vẫn còn nguyên đai nguyên kiện thì lại là vấn đề khác.
Vấn đề khác ở đây chẳng phải là liên quan đến nhân viên thú y thông đồng với cánh lái heo mà trong quá khứ đã từng xảy ra sao, thưa ông?
- Nếu dây niêm phong còn nguyên đai nguyên kiện thì đúng là vấn đề thuộc về ngành thú y. Và đúng vậy, tình trạng này đã từng xảy ra nhưng lâu rồi. Lúc đó là năm 2008 có nhân viên thú y ở phường xã đã đưa dây niêm phong cho lái heo để sau đó lái heo đưa heo bệnh lên xe niêm phong lại chuyển về lò mổ. Sự việc đã được chúng tôi đưa ra tòa xử lý nghiêm.
Ông giải thích sao về trường hợp thương lái có được giấy phép xuất chuồng cho đàn heo thương phẩm mà họ dùng chất cấm tăng trọng, khi mà giấy phép trước đó đã không còn giá trị và ngành thú y đã kiểm tra lấy mẫu xét nghiệm nước tiểu trước khi cho xuất chuồng?
-Thực tế là trong quy trình kiểm dịch bình thường thì người nuôi chỉ cần đăng ký theo mẫu của Bộ NNPTNT. Dựa theo mẫu khai báo này về số lượng, trọng lượng và lịch tiêm chủng ngừa của đàn heo đó, nếu thấy không có vấn đề gì thì nhân viên thú y sẽ cấp giấy chứng nhận lâm sàng cho xuất chuồng. Còn chi cục chỉ lấy mẫu nước tiểu heo đi kiểm tra xét nghiệm khi có nghi ngờ là heo thuốc. Khi đó phải ra quyết định kiểm tra rồi thành lập đoàn thanh tra xuống lấy mẫu xét nghiệm. Trong thời gian chờ có kết quả phải phối hợp với chính quyền địa phương giữ đàn heo đó lại. Nhưng nếu kết quả ra âm tính thì theo luật bồi thường của Nhà nước, chúng tôi phải bồi thường những thiệt hại kinh tế gây ra cho người sản xuất trong quá trình lưu giữ đàn heo lại, chứ không phải muốn phạt ai là phạt. Chính vì thế, công tác này phải được tiến hành thận trọng, dựa trên những cơ sở pháp lý vững chắc.
Còn việc có nhiều kháng sinh, chất cấm cấm sử dụng trong chăn nuôi nhưng lại được phép sử dụng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi mà nhiều hộ nuôi đã lợi dụng điều này để trộn vào thức ăn tăng trọng cho heo thì ngành giải quyết như thế nào, thưa ông?
- Đây cũng là một bất cập khác của ngành. Hiện Cục Chăn nuôi đang xây dựng dự thảo thông tư về quản lý sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi để từ đó làm cơ sở cho các các quan chức năng dễ kiểm tra, giám sát chất cấm trong chăn nuôi.
Xin cảm ơn ông!
Vui lòng nhập nội dung bình luận.