Sau một năm lên phường, vùng đất này của tỉnh Quảng Nam đã thay đổi như thế nào?

Trần Hậu Thứ bảy, ngày 29/06/2024 09:15 AM (GMT+7)
Sau 1 năm được công bố trở thành phường nội thị của thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam), phường Điện Phương đã có những bước tiến vững chắc trong phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống mọi mặt của người dân.
Bình luận 0

Diện mạo đô thị trẻ trung, năng động

Ông Dương Phú Toàn – Chủ tịch UBND phường Điện Phương cho biết, tháng 4/2023, Điện Phương đã được công bố trở thành phường nội thị của thị xã Điện Bàn. Đây là mốc son quan trọng đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ của địa phương trên tất cả các lĩnh vực.

Sau một năm lên phường, vùng đất này của tỉnh Quảng Nam đã thay đổi như thế nào?- Ảnh 1.

Hạ tầng được đầu tư đồng bộ, phường Điện Phương (thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) đang chuyển mình mạnh mẽ. Ảnh: T.H.

Thời gian qua, Điện Phương đã tập trung hoàn thiện cơ sở vật chất, hạ tầng đô thị, bảo đảm quy hoạch kiến trúc khang trang, hiện đại và thông minh. Đồng thời, tập trung sử dụng hiệu quả các nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước, nhân dân đóng góp và huy động từ các tổ chức kinh tế, cá nhân khác để đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm, phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa của địa phương.

Năm 2023, trên địa bàn có 24 công trình xây dựng cơ bản được đầu tư với tổng nguồn vốn hơn 33,740 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn tỉnh là 7,160 tỷ đồng; thị xã 19,091 tỷ đồng; phường gần 6,959 tỷ đồng; vốn huy động hợp pháp khác là 530 triệu đồng.

Sau một năm lên phường, vùng đất này của tỉnh Quảng Nam đã thay đổi như thế nào?- Ảnh 2.

Ông Dương Phú Toàn – Chủ tịch UBND phường Điện Phương. Ảnh: T.H.

Phường phối hợp với Trung tâm phát triển quỹ đất thị xã Điện Bàn lập các hồ sơ liên quan đến dự án Hồ chứa nước Lai Nghi, để trình phương án đền bù cho nhân dân có đất bị ảnh hưởng.

Cùng với đầu tư cơ sở hạ tầng, sự nghiệp giáo dục – đào tạo cũng được phường Điện Phương quan tâm hàng đầu với cơ sở hạ tầng trường, lớp và trang thiết bị dạy học được đầu tư khá lớn. Công tác khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân được duy trì và thực hiện tốt. Công tác an sinh xã hội được tập trung chỉ đạo kịp thời, đẩy mạnh cải cách hành chính, giữ gìn cảnh quan đô thị sáng – xanh – sạch – đẹp....

Sau một năm lên phường, vùng đất này của tỉnh Quảng Nam đã thay đổi như thế nào?- Ảnh 3.

Trạm y tế phường Điện Phương nơi khám bệnh ban đầu cho người dân. Ảnh: T.H.

Năm 2023, phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng nếp sống văn hóa" được chú trọng, có 95,6% hộ gia đình được công nhận danh hiệu "Gia đình văn hóa", 8/10 khối phố đạt khối phố văn hóa, phường đạt danh hiệu phường văn minh đô thị, đời sống nhân dân được cải thiện, quốc phòng được tăng cường, an ninh chính trị được giữ vững.

Kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng đô thị

Năm 2023 là năm điều kiện kinh tế thế giới cũng như trong nước diễn biến phức tạp, khó lường. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng uỷ, sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả của HĐND - Ủy ban MTTQVN phường, các đoàn thể, ban ngành và nhân dân trong phường mà tình hình kinh tế - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, hoạt động sản xuất tiếp tục được phục hồi và phát triển, các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, lưu thông hàng hóa.

Sau một năm lên phường, vùng đất này của tỉnh Quảng Nam đã thay đổi như thế nào?- Ảnh 4.

Trường học phường Điện Phương được quan tâm đầu tư. Ảnh: T.H.

Tổng giá trị sản xuất toàn phường năm 2023 ước đạt 390,852 tỷ đồng, tăng 4% so với năm 2022. Kinh tế duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng giá trị thương mại dịch vụ (TMDV).

Ông Toàn cho hay, Điện Phương được xem là chiếc nôi khai sinh chữ Quốc ngữ, có Dinh trấn Thanh Chiêm nổi tiếng và nằm trên con đường nối hai Di sản văn hóa Hội An – Mỹ Sơn, tạo nên nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế, dịch vụ du lịch.

Sau một năm lên phường, vùng đất này của tỉnh Quảng Nam đã thay đổi như thế nào?- Ảnh 5.

Giao thông thuận lợi, tạo động lực cho phường Điện Phương phát triển toàn diện kinh tế - xã hội. Ảnh: T.H.

Thêm vào đó, Điện Phương có các làng nghề truyền thống như làng đúc đồng Phước Kiều, làng bánh tráng Phú Triêm, chạm khắc gỗ nghệ thuật Nguyễn Văn Tiếp, đất nung Lê Đức Hạ, bê thui Cầu Mống....

Từ đó các hoạt động TMDV và du lịch trên địa bàn phường từng bước được khôi phục, hàng hoá thiết yếu phục vụ nhu cầu nhân dân đa dạng về chủng loại, mẫu mã, giá cả ổn định, đáp ứng tốt nhu cầu mua sắm của nhân dân gắn với phát huy tốt giá trị các sản phẩm OCOP. Các chợ truyền thống được địa phương quan tâm, sắp xếp, bố trí nề nếp, thuận tiện cho tiểu thương buôn bán ổn định.

Sau một năm lên phường, vùng đất này của tỉnh Quảng Nam đã thay đổi như thế nào?- Ảnh 6.

Sản phẩm của làng nghề đúc đồng Phước Kiều của phường Điện Phương vang danh khắp miền. Ảnh: T.H.

Sau một năm lên phường, vùng đất này của tỉnh Quảng Nam đã thay đổi như thế nào?- Ảnh 7.

Về công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, các doanh nghiệp trong cụm làng nghề và trên địa bàn phường Điện Phương tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh. Chú trọng công tác đào tạo nghề, thực hiện tốt các hoạt động khuyến công, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Đồng thời, địa phương đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, thu hút các dự án đầu tư để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động, tăng thu nhập và trở thành nơi thu hút cư dân về sinh sống, hưởng thụ. Kết hợp chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, phát triển bền vững cả về kinh tế - xã hội, môi trường và không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, xây dựng nếp sống văn minh đô thị.

Sau một năm lên phường, vùng đất này của tỉnh Quảng Nam đã thay đổi như thế nào?- Ảnh 8.

Phường Điện Phương tập trung xây dựng các mô hình nông nghiệp đô thị gắn với du lịch, nhằm nâng cao thu nhập cho người dân. Ảnh: T.H.

Sau một năm lên phường, vùng đất này của tỉnh Quảng Nam đã thay đổi như thế nào?- Ảnh 9.

Trên lĩnh vực nông nghiệp, phường tập trung xây dựng, triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án phát triển nông nghiệp gắn với du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại gắn với kiểm soát giết mổ và bảo vệ môi trường.

Bên cạnh đó, hỗ trợ người dân liên kết trong sản xuất nông nghiệp, hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, liên kết chuỗi giá trị gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm, giải quyết việc làm cho người dân, nâng cao thu nhập, giúp tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,5% (19 hộ). Qua đó từng bước xây dựng Điện Phương xứng tầm là phường đô thị văn minh, hiện đại.

Ông Đặng Hữu Tú - Bí thư Đảng ủy phường Điện Phương cho biết: Tuy phải đối mặt với những khó khăn, thách thức, nhưng với quyết tâm vượt khó, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân phường đã luôn nỗ lực thực hiện hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ trên các lĩnh vực.

Để có được những thành công như trên là nhờ trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nắm vững quan điểm, đường lối, nghị quyết của Đảng, tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo, hỗ trợ của cấp trên, tập trung nghiên cứu vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của địa phương.

"Chúng tôi sẽ tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được và sẽ quyết tâm xây dựng phường Điện Phương trở thành đô thị trẻ, năng động nhưng giữ vững giá trị văn hoá lịch sử của địa phương...", ông Tú nhấn mạnh.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem