Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với
điều khoản sử dụng của
báo Dân Việt
Đăng nhập
Email
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Khi nhấn đăng ký đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với
điều khoản sử dụng của
báo Dân Việt
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
SỔ TAY NHÀ NÔNG: Kỹ thuật nuôi cà cuống cơ bản cho người mới bắt đầu
SỔ TAY NHÀ NÔNG: Kỹ thuật nuôi cà cuống cơ bản cho người mới bắt đầu
Bích Ngọc - Bùi Mai
Thứ hai, ngày 31/07/2023 06:30 AM (GMT+7)
Nuôi cà cuống đang là một trong những hướng đi mới, cho thấy hiệu quả tích cực tronh những năm gần đây. Tuần này, chương trình Sổ tay Nhà nông sẽ cùng bà con tìm hiểu kỹ thuật nuôi cà cuống đem lại hiệu quả cao.
Cùng Sổ tay Nhà nông tìm hiểu kỹ thuật nuôi cà cuống, đạt hiệu quả cao
Cà cuống là một loại côn trùng sống hoang dã trong tự nhiên. Ngày nay, môi trường sống thay đổi theo thời gian cà cuống đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. Những năm gần đây, nhận thấy được tiềm năng kinh tế từ loài côn trùng này, nhiều hộ nông dân đã lựa chọn phát triển và làm giàu từ mô hình nuôi cà cuống. Với đặc tính sinh trưởng riêng, nuôi cà cuống không hề đơn giản đối với bà con nông dân. Trong tuần này, chương trình Sổ tay Nhà nông sẽ cùng bà con tìm hiểu kỹ thuật nuôi cà cuống đem lại hiệu quả kinh tế cao.
SỔ TAY NHÀ NÔNG: Kỹ thuật nuôi cà cuống cơ bản cho người mới bắt đầu
1. Kỹ thuật chọn cà cuống giống
Để nuôi cà cuống thành công, bà con cần phải chọn con giống chuẩn, có 6 chân dài, khỏe. Bụng vàng nhạt có lông mịn, có bộ cánh mỏng nửa mềm nửa cứng.
Dưới ngực cà cuống đực, có hai ống nhỏ gọi là bọng cà cuống. Mỗi bọng dài khoảng 2 - 3cm, rộng 2 - 3cm, màu trắng, trong chứa một chất thơm, đó là tinh dầu cà cuống. Con cà cuống cái không có hai ống tinh dầu này.
2. Bể nuôi cà cuống
Để xây bể cho cà cuống, bà con cần phải trải một lớp cát sỏi làm nền dưới đáy bể. Bên trên mặt bể cần phải căng một lớp màn mỏng hoặc lưới có kích thước lỗ lưới 3 – 4mm để cà cuống không bay ra ngoài. Bể nuôi nên có ít nhất một bộ lọc, để lọc nước và cung cấp oxi.
Để cà cuống sinh trưởng tốt cho hiệu quả kinh tế cao cao, nguồn nước phải luôn sạch. Bà con nên chú ý quan sát thường xuyên, nếu thấy nước bể nuôi bị bẩn thì phải thay, tháo ngay và thay thế bằng nguồn nước sạch.
3. Thức ăn cho cà cuống
Thức ăn của cà cuống bao gồm: Tôm, tép, nhái, nòng nọc, cá con, dế, cào cào, châu chấu,… Vì vậy trong bể nuôi bà con nên nuôi thêm cá con, tép để làm thức ăn bổ sung cho cà cuống.
Kích thước thức ăn phải phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cà cuống. Nên chọn thức ăn có kích thước bằng một nửa hoặc bằng kích thước cà cuống, không chọn thức ăn quá lớn hoặc quá nhỏ.
Thức ăn cho cà cuống phải tươi sống, không cho ăn đồ ươn, chết.
4. Thu hoạch và bảo quản cà cuống.
Bà con có thể tiến hành thu hoạch cà cuống sau khi thả nuôi từ 55 – 60 ngày.
Có hai cách bảo quản cà cuống:
Bảo quản cà cuống sống: Cho cà cuống vào túi lưới cùng các nhánh tre để cà cuống bám hoặc cho vào thùng xốp có đục lỗ nhỏ để cà cuống hô hấp. Với cách làm này cà cuống có thể sống 1 – 2 ngày.
Cà cuống cấp đông: Sau khi sơ chế bọng đái và rửa sạch để ráo nước bà con phải cho ngay vào tủ đá để bảo quản.
Trên đây là kỹ thuật nuôi cà cuống cơ bản cho người mới bắt đầu.
Mong rằng chương trình Sổ tay Nhà nông tuần này đã đem đến những thông tin hữu ích cho bà con. Chúc bà con thành công với mô hình của mình!
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Trung tâm Truyền hình số Dân Việt/ Báo Nông thôn Ngày nay - Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.