Vụ cướp kỳ lạ nhất Nhật Bản: 16 con tin tự nguyện uống thuốc độc
Tên trộm cướp ngân hàng tự động rút lui, 16 con tin tự nguyện uống thuốc độc
Thứ hai, ngày 05/04/2021 14:34 PM (GMT+7)
Đây là một trong những vụ án gay cấn nổi tiếng nhất trong lịch sử Nhật Bản. Cảnh sát không thể tìm ra được bằng chứng để buộc tội tử hình kẻ bị coi là thủ phạm, bí ẩn thực sự đằng sau vụ án cho đến nay vẫn gây nhiều tranh cãi.
Như chúng ta đã biết, trên thế giới có rất nhiều vụ án rất kỳ quặc khó hiểu và thậm chí cho tới nay cũng chưa tìm được lời giải đáp. Nhật Bản cũng không ngoại lệ. Đất nước Phù Tang dù luôn được biết đến với tỷ lệ tội phạm thấp, an toàn và đảm bảo vẫn có rất nhiều vụ án gay cấn khiến người ta khiếp sợ từ xưa đến nay.
Quay ngược bánh xe thời gian trở lại quãng thời gian sau Thế chiến thứ 2. Là một quốc gia bại trận, Nhật Bản có thể nói là thù trong giặc ngoài. Trên thế giới ai ai cũng đòi đánh, dân sinh quốc nội thì muôn vàn điêu đứng. Cũng chính vào thời điểm này, ở Nhật bản xảy ra rất nhiều vụ án kỳ lạ.
Trong đó, vụ án "Sự kiện Đế Ngân" xảy ra vào năm 1948 cho đến nay vẫn để lại nhiều tranh cãi lẫn hồi hộp khi lần lại theo các tài liệu ghi chép cũ. Cách đây 73 năm, vào khoảng 4 giờ chiều ngày 26 tháng 1 năm 1948, một vụ cướp 'thần kỳ' gây chấn động Nhật Bản đã xảy ra tại chi nhánh ngân hàng Đế Quốc khu nhà ga Shiinamachi, khu 1 thuộc quận Toshima, ToKyo, Nhật Bản.
16 nhân viên ngân hàng đã uống chất độc cực độc xyanua (hóa chất hoạt động nhanh mạnh, có khả năng gây chết người dưới nhiều dạng hợp chất khác nhau) cùng lúc và 12 người trong số họ đã chết ngay tại chỗ. Tên cướp đã cướp đi 164.410 Yên Nhật rời đi mà không bị tổn hại gì, số tiền đó tính ra tương đương khoảng 1.699.000 Yên Nhật vào năm 2017. Tên cướp rốt cục có ma lực gì khiến nhân viên ngân hàng tự nguyện uống thuốc độc?
Nguồn gốc sự việc bắt đầu từ chiều hôm đó. Khoảng 4 giờ, các nhân viên của Ngân hàng Đế Quốc đang tất bật chuẩn bị cho giờ tan sở. Đột nhiên, trong đại sảnh của ngân hàng xuất hiện một người đàn ông khoảng trung niên, đeo ba lô, mặc áo măng tô dài lịch sự, dưới lớp măng tô là bộ vest, có thắt cà vạt và đi giày da, một người đàn ông tỏa ra khí chất xuất chúng.
Ngay khi người đàn ông bước vào ngân hàng, anh ta đã yêu cầu gặp Takejiro Yoshida, trưởng đại diện của chi nhánh ngân hàng. Người đàn ông này tự xưng là thạc sỹ Yamaguchi, một cán bộ kỹ thuật của Bộ Y tế và Phúc lợi, anh ta vừa đến gấp từ Bộ Y tế vì một nhóm bệnh nhiễm trùng kiết lỵ xảy ra ở khu vực gần đó và cần phải khử trùng rộng rãi. Trước khi khử trùng, mọi người cần uống thuốc phòng bệnh. Nếu không uống nó, tính mạng của mọi người sẽ gặp nguy hiểm.
Có thể mọi người sẽ thấy điều đó thật khó tin dưới góc nhìn của hiện tại. Tuy nhiên, ở thời điểm sau chiến tranh đó, Nhật Bản khác rất nhiều so với diện mạo sạch sẽ và gọn gàng ngày nay, hiện trạng bẩn thỉu, bừa bộn khắp nơi vi khuẩn và dịch bệnh truyền nhiễm tầng tầng lớp lớp.
Thấy bộ trang phục mười phần khí chất và danh thiếp của thạc sỹ y khoa, không ai trong ngân hàng có chút tâm ý nghi ngờ. Người đàn ông lấy ra hai lọ thuốc và đặt lên bàn của trưởng đại diện Yoshida. Được giải thích rằng một chai ở đây là thuốc ngăn ngừa kích ứng mạnh, và chai còn lại là dung môi trung hòa. Đầu tiên uống thuốc dự phòng một phút sau thì uống thuốc trung hòa thì thuốc mới phát huy tác dụng.
Sau khi giải thích, người đàn ông lấy ra 16 chiếc cốc và lần lượt phát thuốc cho các nhân viên ngân hàng. Những nhân viên ngân hàng ngoan ngoãn uống hết thuốc phòng bệnh trong một hơi, ngay lập tức gặp các triệu chứng như nóng rát mũi họng, nôn mửa, chóng mặt ... Sau khi kiên nhẫn một phút rồi uống thuốc trung hòa nhưng cũng không hề cảm thấy tốt hơn. Khi có người cố gắng tiến về phía trước, họ đã ngất xỉu và ngã xuống đất. Nhận thấy sự việc có điều gì đó không ổn, cô nhân viên Masako Murata liều mạng bò ra khỏi phòng để nhờ người qua đường giúp đỡ. Lúc này, tên tội phạm đã cướp lấy 164.410 yên rồi tẩu thoát.
Khi đó, chi nhánh Shiinamachi đã được chuyển đổi cải tạo từ một ngôi nhà riêng của dân, trong số những người uống thuốc độc có 12 người chết tại chỗ, có những xác chết trên bồn rửa mặt và hành lang, đó là một cảnh tượng vô cùng tàn nhẫn khủng khiếp. Một vụ án kinh hãi như vậy đã gây ra sự rúng động và phẫn nộ trong toàn xã hội Nhật Bản. Trước áp lực vô cùng lớn, cảnh sát Nhật Bản đã vào cuộc điều tra bất kể ngày đêm.
Bước đầu thông qua kiểm tra hiện trường, cảnh sát không tìm thấy vật gì hữu dụng, và chỉ phát hiện có nước trong cốc. Tuy nhiên, tại hai bệnh viện Đại học ToKyo và bệnh viện Đại học Keio, xyanua được tìm thấy thông qua khám nghiệm tử thi và xét nghiệm dịch nôn. Hóa ra loại thuốc phòng ngừa mà bọn tội phạm cho nhân viên ngân hàng thực chất là xyanua có độc tính cao, và chất trung hòa thực chất chỉ là nước. Xyanua có thể là một loại khí không màu, chẳng hạn như hydro cyanide (HCN) hoặc xyanua clorua (CNCl), hoặc một dạng tinh thể như natri xyanua (NaCN) hoặc kali xyanua (KCN). Để tìm thấy ngộ độc xyanua ở một người có thể hơi khó khăn vì các triệu chứng của nó tương tự như một số triệu chứng khác của bệnh bình thường. Khi xyanua đi vào cơ thể của một người thì nó sẽ ngăn chặn các tế bào của cơ thể sử dụng oxy.
Biết rằng trúng độc có thể nói là một bước đột phá lớn trong vụ án này, đồng thời cũng là ánh sáng để phá án. Rốt cuộc, trong thời đại đó, không nhiều người biết đến dược tính của xyanua và có thể tiếp cận để lấy được chất hóa học này. Ngoài nhân viên y tế và nhân viên nghiên cứu khoa học, họ chắc chắn còn phải là quân nhân. Đơn vị 731 khét tiếng được biết đến với việc giết người bằng xyanua. Vạn sự khởi đầu nan, nhưng sau khi biết chất độc và căn cứ theo mô tả tưởng thuật chân dung của thủ phạm do các nhân chứng cung cấp, cảnh sát đã nhanh chóng nhắm mục tiêu vào nhân viên đặc biệt của đơn vị 731.
Tưởng rằng vụ án sắp được giải quyết, GHQ bất ngờ ra lệnh cho cảnh sát dừng cuộc điều tra các thành viên của Đơn vị 731 với lý do bảo vệ thương tích trí nhớ do quân nhân bị ảnh hưởng từ trên chiến trường. Nói về GHQ là ai? Một số người Nhật gọi đó là nỗi xấu hổ của Nhật Bản, và nó cũng là nguồn gốc của việc Hoa Kỳ tẩy não và kiểm soát khống chế Nhật Bản. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ thực hiện chính sách độc chiếm Nhật Bản và thành lập GHQ tại Tokyo, là Tổng hành dinh của Bộ chỉ huy tối cao.
Vụ án tưởng chừng như sắp được phơi bày ra ánh sách lại rơi vào bế tắc. Vào thời điểm này, cảnh sát nhận được phản ánh của người dân rằng cách đây 3 tháng, một người đàn ông tự xưng là bác sĩ y khoa tên là Wei Matsui đã đến Ngân hàng Yasuda và dùng chiêu tương tự để bắt nhân viên ngân hàng uống thuốc. Tuy nhiên, vì lượng dung dịch nhỏ, mọi người cũng thực sự nghĩ đó là thuốc chữa bệnh kiết lỵ nên đã để yên.
Một tuần trước khi xảy ra vụ án "Sự kiện Đế Ngân", người đàn ông này đã dùng cách tương tự để đến ngân hàng Mitsubishi, nhưng nhân viên không hề bị lừa, anh ta giả vờ nằm trên mặt đất và khử trùng rồi rời đi. Trong ba trường hợp án cùng một phương thức thủ đoạn, cảnh sát tin rằng đó phải là cùng một người. Bây giờ manh mối về chất độc đã bị phá vỡ, cảnh sát bắt đầu với vài manh mối còn lại.
Danh thiếp mà tên tội phạm sử dụng là Yamaguchi Jiro và tấm còn lại là Wei Matsui. Cuộc điều tra của cảnh sát phát hiện ra rằng Yamaguchi Jiro đã làm giả danh thiếp của bọn xã hội đen, nhưng Wei Matsui thì thật sự có tồn tại. Wei Matsui làm việc trong quân đội và các cơ quan chính trị, và anh ta có thói quen trao đổi danh thiếp với mọi người.
Khi cảnh sát liên lạc với Wei Matsui, họ phát hiện 94 trong số 100 danh thiếp mà anh ta đã in đã được trao đổi, trong đó có 32 người nói rằng danh thiếp đã bị mất, trong 32 người này lại chỉ có 24 người cung cấp được bằng chứng về việc thất lạc, 8 người còn lại đều là những kẻ bị tình nghi. Tháng 8 năm 1948, thông qua manh mối danh thiếp, cảnh sát đến Hokkaido và bắt giữ họa sĩ nổi tiếng Sadadori Hirasawa.
Khi đó, cảnh sát tin rằng Sadadori Hirasawa là kẻ sát nhân thực sự, nguyên nhân như sau: "Thứ nhất, anh ta và Wei Matsui trao đổi danh thiếp, nhưng anh ta không thể đưa ra bằng chứng về việc danh thiếp bị mất . Thứ hai, bằng chứng ngoại phạm của anh ta là không đủ. Thứ ba, anh ta có người thân làm trong công ty dược và có cơ hội lấy được thuốc. Thứ ba, sau vụ việc, có thêm 100.000 yên không thể giải thích được trong sổ tiết kiệm của anh ta."
Tưởng chừng sự thật đã sáng tỏ để nắm được kẻ sát nhân thực sự, nhưng việc Sadadori Hirasawa bị cầm tù càng làm tăng thêm bí ẩn cho vụ án này.
Trước hết, Sadadori Hirasawa kiên quyết không thừa nhận mình là tội phạm, Trước mặt vợ và em trai, anh ta thề với thần thánh trời đất rằng mình không phải là tội phạm. Thứ hai, trong số nhận dạng của 11 nhân chứng, 5 người cảm thấy Sadadori Hirasawa giống với tội phạm và 6 người cảm thấy Sadadori Hirasawa không phải là cùng một người. Hơn nữa, anh ta nói rằng anh ta đang ở cùng vợ vào thời điểm xảy ra vụ việc, nhưng cảnh sát không sử dụng lời khai của những người thân trong gia đình. Điều quan trọng nhất là tại sao một họa sĩ không dễ dàng lấy được chất độc và sử dụng rất thành thạo chất độc như vậy.
Mặc dù vậy, sau một tháng bị thẩm vấn điên cuồng, Sadadori Hirasawa đã thú nhận. Tuy nhiên, sau khi ra tòa, Sadadori Hirasawa đã lại thay đổi lời thú tội và cho rằng mình vô tội, đồng thời ra sức kháng cáo được 5 năm. Cho đến năm 1955, Tòa án Tối cao cuối cùng vẫn giữ nguyên phán quyết tử hình. Do vụ án này còn nhiều nghi vấn, khó thuyết phục mọi người nên án tử hình của Sadadori Hirasawa đã bị hoãn thi hành.
Để thể hiện sự vô tội của mình bằng cái chết, Sadadori Hirasawa đã tự sát ba lần trong tù. Năm 1987, Sadadori Hirasawa, 95 tuổi, chết vì bệnh phổi trong tù, chịu 39 năm tội danh và ở tù chung thân. Không ai biết Sadadori Hirasawa chịu oan ức và không muốn sống như thế nào. Và vụ án này đã trở thành một trong những vụ án nổi tiếng nhất trong lịch sử Nhật Bản. Trong cuốn sách "Những vụ án đen tối của Nhật Bản", nhà văn nổi tiếng Matsumoto Kiyohaka cũng nghi ngờ rằng vụ án là do một thành viên của Đơn vị 731 ban đầu thực hiện và sau đó đổ lỗi cho Sadadori Hirasawa. Mặc dù sự thật của vụ án này có thể không bao giờ được công khai, nhưng chúng ta luôn tin rằng công lý có thể đến muộn, nhưng sẽ không bao giờ không tồn tại.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.