Siêu cấp bảo vật quốc gia màu ngọc lam 3700 tuổi tiết lộ bí ẩn người xưa thực sự có nuôi rồng

Thứ bảy, ngày 03/04/2021 09:38 AM (GMT+7)
Một siêu cấp bảo vật quốc gia màu ngọc lam được phát hiện tại di chỉ thời nhà Hạ, lẽ nào người xưa thực sự có nuôi rồng?
Bình luận 0

Người Trung Hoa cổ đại yêu thích nhất màu xanh ngọc, đó là ngọc thạch thời cổ đại, khác với sự yêu thích vàng ngọc sau này. Năm 2002, hơn 2.000 mảnh rồng ngọc lam đã được phát hiện tại Nhị Li Đầu, Trung Hoa. Di vật hình con rồng có niên đại hơn 3.700 năm này có thể được gọi là "siêu cấp bảo vật quốc gia".

"Hot": Siêu cấp bảo vật quốc gia màu ngọc lam 3700 tuổi tiết lộ bí ẩn người xưa thực sự có nuôi rồng - Ảnh 1.

Có lẽ người xưa đã thực sự nuôi những con được coi là rồng có hình dáng tương tự như những con cá sấu lớn. Tuy rằng sự tồn tại của đời nhà Hạ thật sự có hay không hiện vẫn còn nhiều tranh luận, tuy nhiên văn hóa Nhị Li Đầu trước thời kỳ đời Thương thật sự là có những bước tiến văn minh sơ bộ một cách khá quy mô. Văn hóa thời nhà Thương đã tồn tại khi mà người Trung Quốc từ thời đại đồ đá phát triển lên tầm cỡ có thể chế tạo đồ đồng phức tạp và nắm vững một hệ thống chữ viết hoàn chỉnh.

Di chỉ Nhị Li Đầu với diện tích khoảng 3 triệu mét vuông, với dân số trong thời kỳ hưng thịnh khoảng 30.000 người. Đây là một địa điểm thành phố cổ có quy mô tương đối lớn thời cổ đại. Tại Hà Nam, Sơn Tây và Hà Bắc, tổng cộng hơn 250 di chỉ thuộc nền văn hóa Nhị Li Đầu đã được phát hiện, điều này cũng phản ảnh một kết cấu tổ chức rất vĩ đại.

"Hot": Siêu cấp bảo vật quốc gia màu ngọc lam 3700 tuổi tiết lộ bí ẩn người xưa thực sự có nuôi rồng - Ảnh 2.

Mặc dù cung điện được tìm thấy ở Nhị Li Đầu chỉ là một ngôi nhà nửa hang động, nhưng nó thực sự là một tòa nhà khổng lồ với diện tích cơ sở là 10.000 mét vuông, và khối lượng đất bị đào vào lên tới hơn 20.000 mét khối. Điều này đòi hỏi một lượng lớn lao động để hoàn thành nền móng của một công trình khổng lồ, hoàn toàn không chỉ một vài bộ lạc đã có thể làm được. Tính trung bình mỗi người mỗi ngày phải đào hơn 100 kg đất, vận chuyển và nén lại, cũng phải mất 200.000 ngày làm việc mới hoàn thành. Trong thời đại mà năng suất lao động sản xuất cực thấp đó, phải cần tới một lượng lớn nô lệ mới có thể hoàn thành hạng mục công việc như vậy.

Ở Nhị Li Đầu, có một khu xưởng đúc đồng rộng 10.000 mét vuông và hơn 200 đồ đồng đã được tìm thấy, cũng như các xưởng chế tác ngọc lam, xưởng chế tác ngọc bích. Điều này thể hiện cho hệ thống cấp bậc, nghi thức và trật tự cũng chính là những sản vật nhất thiết của nền văn minh cổ đại Trung Quốc . Nơi đây cũng phát hiện ra vết tích của bánh xe, với khoảng cách bánh xe từ 1 đến 1,2 mét. Đây là dấu vết sớm nhất về việc sử dụng xe hai bánh ở Trung Quốc cho đến nay. Điều này thể hiện sự mở rộng đáng kể phạm vi hoạt động và sự thống trị trong toàn bộ khu vực. Phương Tây không tin rằng nhà Hạ tồn tại hay là khởi nguồn duy nhất của nền văn minh, trên thực tế, không có ghi chép nào về thời nhà Thương, và cũng không có chữ viết nào về thời nhà Hạ.

"Hot": Siêu cấp bảo vật quốc gia màu ngọc lam 3700 tuổi tiết lộ bí ẩn người xưa thực sự có nuôi rồng - Ảnh 3.

Trên thực tế, văn giáp cổ hiện nay được phát hiện chủ yếu thuộc sau thời nhà Thương, Trung Quốc, là các chữ viết được khắc lại trên mai rùa hoặc xương động vật nhằm ghi chép lại các điềm cát hung. Nội dung nói chung là các câu hỏi về điềm, suy đoán, bói toán hoặc kết quả được mất của các điềm bói toán đó. Ở đó không thể viết về những thứ của triều đại trước đó, lịch sử thực sự và tài liệu chính thức của triều đại nhà Thương được viết trên các nan tre, nhưng hiện tại thì không thể tìm được, có lẽ đã sớm mục nát trong đất rồi.

Thúy Phương (shihaifanzhou)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem