Thế giới dưới ánh sáng nguyệt thực toàn phần dài nhất trong 100 năm

Thứ bảy, ngày 28/07/2018 12:05 PM (GMT+7)
Đêm 27.7, người dân nhiều nơi trên thế giới có dịp chứng kiến hiện tượng trăng máu trong nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ 21.
Bình luận 0

img

Đêm 27.7, người dân khắp thế giới có dịp chứng kiến nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ 21. Mặt Trăng chuyển sang màu đỏ như trăng máu vì ánh sáng mặt trời khúc xạ trên bề mặt Trái Đất. Trong ảnh, trăng máu nhìn thấy được tại Cairo, Ai Cập. Ảnh: AFP.

img

Người dân châu Âu, châu Phi và Trung Đông có thể quan sát trăng máu nhưng người ở hầu hết Bắc Mỹ lại không thể thưởng thức hiện tượng thiên văn kỳ thú này. Trong ảnh, trăng máu xuất hiện phía trên Đền thờ Apollo, Hy Lạp. Ảnh: AFP.

img

Mây mù gây cản trở quá trình quan sát tại châu Á và Australia. Trong ảnh, bầu trời tại Singapore đêm 27.7. Cùng thời điểm đó, sao Hỏa (ngôi sao sáng trong hình) cũng ở vị trí gần Trái Đất nhất kể từ năm 2013, lý tưởng cho việc quan sát. Ảnh: Instagram/henry_chiew 

.img

Khác với nhật thực, nguyệt thực hoàn toàn không có bất cứ mối đe dọa nào đến thị lực của người quan sát. Người ta chỉ cần đến một khu vực thông thoáng, quang mây, ít ánh đèn và hạn chế ô nhiễm để có thể quan sát nguyệt thực một cách rõ ràng và trọn vẹn nhất. Trong ảnh, Mặt Trăng trên bầu trời Dresden, Đức. Ảnh: AP.

img

Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi Mặt Trăng đi vào vùng tối của Trái Đất. Trong ảnh, Mặt Trăng tại đảo Corsica ở Địa Trung Hải. Ảnh: AFP/Getty.

img

Toàn bộ hiện tượng kéo dài hơn 5 tiếng, bắt đầu vào khoảng 0h14 đến 6h30 sáng ngày 28.7 (giờ Hà Nội). Trong ảnh, các pha của Mặt Trăng trong nguyệt thực toàn phần tại Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Getty.

img

“Đây là những khoảnh khắc kỳ diệu của cuộc sống. Nó thật đẹp”, một người tên Teddy Muthusi thốt lên trong khi quan sát nguyệt thực ở công viên Uhuru, Nairobi, Kenya.  Trong ảnh, người dân tại Magadi, Kenya quan sát nguyệt thực qua kính viễn vọng. Ảnh: Getty.

img

Người dân tại Đài Bắc, Đài Loan chuẩn bị kính viễn vọng để quan sát hiện tượng đặc biệt này. Ảnh: Telegraph.

img

Đây là nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ 21. Theo các nhà thiên văn học, hiện tượng nguyệt thực toàn phần với cùng độ dài như vậy phải đến năm 2123 mới diễn ra lần nữa. Trong ảnh, trăng tròn xuất hiện ở ngọn núi Artos, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Getty.

img

Theo Ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam (VACA),  những người yêu thiên văn lỡ cơ hội này có thể được quan sát nguyệt thực toàn phần lần nữa vào năm 2021-2022, chỉ là không lâu bằng. Trong ảnh, trăng tròn phía sau Đền thờ Poseidon tại Mũi đất Suonio, cách thủ đô Athens 65 km về phía nam. Ảnh: AP.

Ngọc Hà (Zing)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem