Thịt mát an toàn hơn thịt đông lạnh, ngon hơn thịt đóng hộp

Khánh Nguyên Thứ ba, ngày 03/12/2019 16:50 PM (GMT+7)
Sử dụng thịt mát đang là một xu hướng tiêu dùng được nhiều người lựa chọn. Trong bối cảnh dịch tả lợn châu Phi vẫn còn diễn biến phức tạp, việc sử dụng những sản phẩm đảm bảo an toàn, truy xuất nguồn gốc rõ ràng là một giải pháp giúp hạn chế lây lan dịch bệnh, hình thành một ngành chăn nuôi hiện đại.
Bình luận 0

img

Thị trường tiềm năng trị giá 18 tỷ USD

Theo đánh giá của các chuyên gia, thị trường thịt tại Việt Nam đang được đánh giá vô cùng tiềm năng với trị giá lên tới 18 tỷ USD. Tuy nhiên, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NNPTNT) ước tính, có đến 90% lượng thịt lợn bán ra thị trường hàng ngày là thịt nóng (mới mổ). Thói quen sử dụng thịt nóng cùng phương thức vận chuyển thủ công vừa mất an toàn vệ sinh thực phẩm vừa tạo nguy cơ lây lan dịch bệnh.

img

  Việc giết mổ lợn với quy trình hiện đại, theo tiêu chuẩn thịt mát đang được nhiều doanh nghiệp đầu tư.  Ảnh: K.N

Nhà máy Meat Hà Nam hiện cung cấp sản phẩm thịt mát cho hai thị trường Hà Nội và TP.HCM với hơn 390 điểm bán qua các hệ thống của MEATDeli và chuỗi siêu thị Vinmart, Co.opMart và Co.opXtra. Theo một khảo sát của Nielsen, 97% số  người tiêu dùng xác nhận sản phẩm thịt lợn MEATDeli tươi ngon.

Chính vì vậy, cơ quan quản lý nhà nước đã xây dựng hành lang pháp lý nhằm khuyến khích doanh nghiệp (DN) đầu tư phát triển thịt mát. Đáng mừng là, dù sản phẩm thịt mát của một số DN mới được trình làng nhưng người tiêu dùng đã đón nhận nhiệt tình nhờ chất lượng đảm bảo, truy xuất nguồn gốc rõ ràng, giá cả ổn định ngay cả khi giá thịt lợn hiện đang nhảy múa do nguồn cung khan hiếm hậu dịch tả lợn châu Phi.

Masan được biết đến là DN tiên phong xây dựng tổ hợp chế biến thịt mát tại Hà Nam, với công suất 1,4 triệu con lợn/năm, tương đương 140.000 tấn, tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỉ đồng. Sản phẩm thịt mát MEAT Deli của Masan được chế biến theo công nghệ hiện đại và lợn được làm ngất trước khi giết mổ nhằm đảm bảo chất lượng thịt, sau đó hệ thống làm lạnh giúp thịt duy trì nhiệt độ 0-4 độ C.

Tháng 10/2018, tiêu chuẩn quốc gia về thịt mát được ban hành. Tháng 12/2018, thịt mát MEAT Deli chính thức ra mắt người tiêu dùng và thu hút hơn 800.000 lượt người tiêu dùng chỉ sau 9 tháng có mặt trên thị trường. Toàn bộ quá trình pha lọc, đóng gói, phân phối và bảo quản, thịt mát MEAT Deli được duy trì nhiệt độ ổn định từ 0 độ C đến 4 độ C. Theo một khảo sát của Nielsen, 97% số người tiêu dùng xác nhận sản phẩm thịt lợn MEATDeli tươi ngon.

Ngoài Masan, Công ty Biển Đông và Deheus cũng đã liên kết xây dựng nhà máy giết mổ, chế biến thịt lợn tại phía Nam với công suất lên đến 350.000  con mỗi năm. Trong khi đó, Vissan cũng đang chuyển hướng sang sản xuất kinh doanh thịt mát và từng bước vận động người tiêu dùng thay đổi thói quen này. 

“Việc sử dụng thịt mát sẽ giúp giảm chi phí vận chuyển và không làm ảnh hưởng đến chất lượng thịt do được bảo quản lạnh, sản xuất theo một công nghệ đặc biệt làm chậm quá trình phát triển vi sinh, đảm bảo hơn về an toàn vệ sinh thực phẩm. Sản xuất thịt mát còn giúp tối đa hóa công suất hoạt động của nhà máy, giảm ách tắc trong quá trình lưu thông” - ông Nguyễn Ngọc An - Tổng Giám đốc Vissan đánh giá.

Thịt mát tốt cho sức khỏe

"Thịt mát phải đúng là thịt mát. Thịt mát bày bán ra thị trường mà không có tủ mát bảo quản thì rõ ràng đã vi phạm. Thịt mát phải đảm bảo truy xuất nguồn gốc, nếu không đúng sẽ bị phạt".

Ông Nguyễn Như Tiệp 

Theo Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, thịt mát là thịt lợn ngay sau khi giết mổ được qua quy trình làm mát để đạt nhiệt độ tâm sản phẩm ở phần thịt dày nhất 0-4 độ C trong thời gian 16-24 giờ.

Lợn nguyên liệu dành cho thịt mát được yêu cầu phải có nguồn gốc rõ ràng, do cơ quan kiểm tra thú y xác nhận; không được vận chuyển liên tục quá tám giờ, được nghỉ ngơi ít nhất sáu giờ trước khi giết mổ.

Bên cạnh đó, lợn nguyên liệu làm thịt mát phải được làm ngất trước khi giết mổ (chết êm ái), được làm mát ở dải nhiệt độ 0-4 độ C trong thời gian 16-24 giờ sau giết mổ, sau đó pha thịt trong phòng lạnh 7-12 độ C. Khi bán cũng phải duy trì bảo ôn trong dải nhiệt độ 0-4 độ C…

Ông Nguyễn Như Tiệp - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản đánh giá, so với thịt nóng, việc kinh doanh sản phẩm thịt mát có những yêu cầu khắt khe hơn, sản phẩm phải được bảo quản ở nhiệt độ mát, bày bán trong tủ mát đảm bảo điều kiện vệ sinh. Các cửa hàng tiện ích, siêu thị, trung tâm thương mại thích hợp bán sản phẩm này.

“So với thịt nóng, việc sử dụng thịt mát sẽ tốt cho sức khỏe; so với thịt đông lạnh, sử dụng thịt mát an toàn hơn và thịt mát chắc chắn ngon hơn thịt đóng hộp” - ông Tiệp khẳng định.

Ngoài ra, ông Tiệp cho biết thêm, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản đang xây dựng phần hai tiêu chuẩn thịt mát cho thịt trâu, bò, gia cầm vì đây là xu hướng tiêu dùng tất yếu của thế giới.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Như Tiệp cũng khuyến cáo, không ngoại trừ khả năng các nhà sản xuất, chế biết và kinh doanh thịt sẽ sử dụng tên "thịt mát" để thu hút người tiêu dùng nhưng quá trình sản xuất lại không đảm bảo đúng quy chuẩn đề ra cho thịt mát. Nếu một sản phẩm thịt nào đó bày bán trên thị trường có ghi "thịt mát", nhưng khi kiểm tra và truy xuất nguồn gốc mà công nghệ không theo tiêu chuẩn thịt mát sẽ bị xử phạt.

Có thể thiếu thịt lợn nhiều hơn dự tính, lượng nhập khẩu không đủ bù

Theo thông tin từ Bộ Công Thương, số lượng lợn thiếu trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán có thể lớn hơn số liệu 200.000 tấn do Bộ NN&PTNT ước tính. Bên cạnh đó, số lượng thịt lợn nhập khẩu tính tới thời điểm hiện tại chưa bù đắp được lượng thiếu hụt và chủng loại thịt mà người dân thường có nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết.

Số liệu từ Tổng cục thống kê cho hay, tính đến tháng 11/2019, tổng đàn lợn cả nước giảm mạnh 22% so với cùng thời điểm năm trước. Do diễn biến khó lường của dịch tả lợn châu Phi, nguồn cung tiếp tục giảm khiến giá thịt lợn hơi trên thị trường gia tăng. 

Từ tháng 6 đến nay, giá mặt hàng thịt lợn có xu hướng tăng dần, tăng mạnh nhất từ cuối tháng 10 đến nay (tăng khoảng 60-80% so với tháng 9 và tăng 60-95% so với đầu năm 2019). 

Hiện nay, giá các sản phẩm thịt lợn đang ở mức rất cao (lợn hơi hiện ở mức 80.000 – 90.000đ/kg, tăng 10.000đ/kg so với tuần trước, giá thịt lợn thành phẩm ở mức 160.000 – 180.000đ/kg, tăng 15.000 – 20.000đ/kg so với tuần đầu tháng 12 năm 2019).

co the thieu thit lon nhieu hon du tinh, luong nhap khau khong du bu hinh anh 1

Lượng thịt lợn thiếu hụt cuối năm sẽ nhiều hơn dự tính

Ngoài ra, Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai cho biết, số lượng lợn thiếu hụt trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán có thể lớn hơn số liệu Bộ NN&PTNT ước tính. Nguyên nhân là do các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ không dám tái đàn hoặc đã tái đàn nhưng bị dịch bệnh trở lại làm nguồn cung giảm mạnh.

Bên cạnh đó, các cơ sở chăn nuôi lớn, khép kín cũng bị dịch bệnh nên cũng làm ảnh hưởng đến nguồn cung thịt lợn trong dịp cuối năm. 

Thông tin từ Bộ Công Thương cho biết, thời gian đầu khi xuất hiện bệnh dịch nhu cầu tiêu thụ giảm. Tuy nhiên, tại thời điểm cuối năm và Tết Nguyên đán, do giá thịt lợn đắt và thiếu khiến nhu cầu tiêu dùng giảm so với cùng kỳ 2018. Tuy nhiên, hiện tại, lượng thịt cần cung cấp cho thịt trường có xu hướng tăng (dự báo tăng mạnh nhất trong tháng 1 năm 2020).

“Dự báo nhu cầu tiêu dùng những tháng cuối năm giảm nhẹ khoảng 5-10% so với năm 2018 do giá quá đắt nhưng vẫn ở mức cao, khoảng 300.000 – 320.000 tấn/tháng. Như vậy, dự báo nhu cầu cho tháng 12 năm 2019 và tháng 1 năm 2020 khoảng 600.000 tấn.” Bộ Công Thương cho hay.

Đáng chú ý, theo nhận định từ Bộ Công Thương, trong 10 tháng năm 2019, nhập khẩu thịt lợn đạt 96 nghìn tấn, trị giá đạt hơn 108 triệu USD, tăng 101,7% về lượng và tăng 94,9% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, lượng thịt nhập khẩu này khó có thể bù đắp được sự thiếu hụt trong thời điểm cuối năm. 

“Trong tháng 10/2019, thịt lợn được nhập khẩu nhiều nhất từ Ba Lan, đứng thứ 2 là thị trường Đức, đứng thứ 3 là thị trường Hoa Kỳ, tiếp theo là thị trường Hà Lan. Tuy nhiên, lượng nhập khẩu này chưa bù đắp được lượng thiếu hụt và chủng loại thịt mà người dân thường có nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết.” Bộ Công Thương cho hay.

Bộ NN&PTNT thông tin thêm, hiện nay, có 24 quốc gia được nhập khẩu thịt lợn chính ngạch vào Việt Nam. Tuy nhiên, hiện tại, việc nhập khẩu thịt lợn vẫn gặp nhiều khó khăn, nguyên nhân chủ yếu là hạ tầng logistics (kho lạnh) để dự trữ, bảo quản thịt lợn đông lạnh sau nhập khẩu. 

Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu dùng của người dân đối với mặt hàng thịt lợn đông lạnh vẫn rất khiêm tốn, chủ yếu phục vụ nhu cầu sản xuất, chế biến. Ngoài ra, tình trạng “găm hàng, thổi giá” của một số đơn vị chăn nuôi, cũng như tình trạng xuất lậu lợn sang Trung Quốc cũng khiến mặt hàng này càng đắt và thiếu.

Thanh Phong

Bộ Công Thương sẽ kiểm tra tình hình cung ứng thịt lợn

Trước tình trạng thịt lợn tăng giá, Bộ Công Thương đã đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo quyết liệt các doanh nghiệp sản xuất cung ứng đủ và theo đúng cam kết cho các doanh nghiệp phân phối, giảm giá bán nhằm dẫn dắt, bình ổn thị trường mặt hàng thịt lợn. Đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phân phối, nhất là các doanh nghiệp tham gia bình ổn thị trường tiếp cận trực tiếp nguồn hàng với giá hợp lý.

Bộ Công Thương cũng đang có kế hoạch thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành (Tổng cục Quản lý thị trường chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Công Thương và lực lượng công an, thú y…) thực hiện kiểm tra, kiểm soát thị trường, trong đó tập trung vào việc kiểm tra tình trạng lũng đoạn, găm hàng, tăng giá gây bất ổn thị trường của các cơ sở chăn nuôi quy mô lớn.

A.T

img

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem