Theo những người dân trong làng, lịch sử của bánh đa nem Thổ Hà có từ cách đây hơn 40 năm. Bánh đa nem Thổ Hà vừa dẻo, vừa dai lại thơm ngon nên không những có uy tín với khách hàng trong nước mà nhiều chủ đại lý đã đến ký hợp đồng để xuất khẩu sang các nước Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản…và rất được những thị trường này ưa chuộng.
|
Từ khoảng 4h sáng, người dân làng Thổ Hà đã thức dậy và làm công việc quen thuộc hàng ngày, đó là tráng bánh đa nem. |
|
Dùng máy tráng bánh thay vì tráng thủ công như trước đây giúp cho công việc được nhàn hơn, bánh đẹp hơn và năng suất cũng cao hơn. |
|
Bánh sau khi tráng xong sẽ được mang ra phơi khô để có độ dẻo, dai nhất định. Phơi bánh phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết, bởi nếu trời mưa bánh sẽ bị mốc, còn trời nắng to bánh sẽ bị nứt vỡ |
|
Dọc 2 bên con đường dẫn vào làng được phủ trắng bởi những giàng phơi bánh khiến ngôi làng như một “mê cung bánh đa nem” |
|
Những con ngõ nhỏ đặc trưng của làng cổ Thổ Hà như chật chội hơn khi nó cũng được người dân tận dụng làm nơi phơi bánh |
|
Khoảng đầu giờ chiều, khi bánh đã đủ khô, người ta tiến hành bóc bánh ra khỏi giàng để bước vào công đoạn cắt |
|
Bánh được chia thành từng khúc bằng nhau để cho vừa với máy cắt. Thông thường loại giàng to thì sẽ được cắt thành 7 khúc, giàng bé sẽ được cắt thành 9 khúc |
|
Một con dao chuyên dụng sẽ cắt bánh ra những kích cỡ đúng với yêu cầu của khách hàng. |
|
Anh Bùi Tá Ngọc đang dùng kéo cắt tỉa những phần còn sót lại sau khi máy đã cắt xong. Mỗi ngày, gia đình anh sản xuất 800 giàng bé với số lượng 7.200 bánh. Mùa cao điểm có thể lên tới 2.000 giàng. |
|
Bánh được buộc thành từng chục hay từng trăm tùy vào đơn đặt hàng. Giá của loại bánh to (24cm) là 13.000 đồng/ 100 bánh, loại bé (17cm) là 11.000 đồng/100 bánh. |
|
Buộc bánh là công đoạn cuối cùng, thường kết thúc vào khoảng 9 - 10h tối. Sau đó, người ta lại ngâm gạo để chuẩn bị cho mẻ bánh sáng sớm ngày hôm sau. |
Bài và ảnh: Triệu Quang
Vui lòng nhập nội dung bình luận.