Thứ 7 được "ăn cơm nhà" và cảm nhận hương vị tình thân

Nguyệt Minh Thứ hai, ngày 24/04/2023 14:05 PM (GMT+7)
Tiếng cười nói vui vẻ, những đoàn “khách” tấp nập là một trong những khung cảnh đặc biệt khiến ai cũng ấn tượng với chương trình “Bữa cơm yêu thương” vào thứ 7 hàng tuần. Thế nhưng, ít ai biết, tại nơi đây còn lưu giữ nhiều điều đặc biệt hơn thế.
Bình luận 0

Thứ 7 được "ăn cơm nhà" và cảm nhận hương vị tình thân. Thực hiện: Nguyệt Minh

Không chỉ là một bữa cơm miễn phí

Từ 10 giờ 30 phút, các món ăn tại “Bữa cơm yêu thương” đã được chuẩn bị xong, xếp gọn ghẽ trong những khay inox sáng bóng. Các bà, các chị, các anh,...tất cả những thành viên của chương trình đã phân công nhau “chốt trực” từng vị trí. Người hướng dẫn đeo khẩu trang xịt khuẩn, người hướng dẫn xếp hàng, người thu phiếu,... người đơm cơm, người chia thức ăn. 

Thứ 7 được "Ăn cơm nhà" và cảm nhận hương vị tình thân  - Ảnh 2.

Sau 8 lần tổ chức liên tục, các thành viên của chương trình "Bữa cơm yêu thương" đã quen với từng công việc trong căn bếp yêu thương. Ảnh: Thế Hiển

Đã có kinh nghiệm từ các tuần trước, nên tuần này, ai cũng thạo từng công việc. Tính ra, phải đến cả chục đầu việc đã được sắp xếp chỉn chu chỉ để đón chờ những thực khách đặc biệt. 

Đồng hồ điểm 11 giờ, khung giờ mà những người làm chương trình “Bữa cơm yêu thương” mong chờ cũng đã tới. Các bệnh nhân nhanh chóng được hướng dẫn xếp hàng để nhận những suất ăn miễn phí. Tiếng nói cười râm ran, làm rộn rã cả một khoảng trời yên ả. 

Thứ 7 được "Ăn cơm nhà" và cảm nhận hương vị tình thân  - Ảnh 3.

Không chỉ được mang cơm về, các bệnh nhân và người nhà bênh nhân còn có thể ăn cơm trực tiếp tại chương trình với sự tiếp đón chu đáo của các thành viên "Bữa cơm yêu thương". Ảnh: Nguyệt Minh.

Thứ 7 được "Ăn cơm nhà" và cảm nhận hương vị tình thân  - Ảnh 4.

Một suất ăn đầy đủ tại chương trình "Bữa cơm yêu thương". Ảnh: Nguyệt Minh.

Trong tuần này, cũng là lần thứ 8 chương trình phát cơm miễn phí được tổ chức. Không chỉ có những thành viên trong căn bếp quen việc, mà ngay cả những bệnh nhân, người nhà bệnh nhân cũng quen cách xếp hàng, quen với việc mang cặp lồng đi nhận cơm và quen cả việc ăn cơm tại chương trình. 

Ông Nguyễn Văn Khê (68 tuổi, Nam Định) hiện đang điều trị tại Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương cho biết: “Với những người vẫn còn sức như tôi, nhưng lại chỉ có một mình, không người chăm sóc thì việc ăn cơm ngay tại chương trình là rất hợp lý. Bởi, không gian ở viện nhỏ nhưng lại đông người, không khí khá ngột ngạt. Việc được ăn ở đây với không gian thoáng mát, sạch sẽ sẽ ngon miệng hơn rất nhiều”.

Thứ 7 được "Ăn cơm nhà" và cảm nhận hương vị tình thân  - Ảnh 5.

Ông Nguyễn Văn Khê (68 tuổi, Nam Định) đã ăn cơm lần thứ 3 tại chương trình, giờ đây, mỗi ngày thứ 7 của ông đều gắn liền với "Bữa cơm yêu thương". Ảnh: Nguyệt Minh

Từng suất ăn cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân khi dùng bữa ngay tại chương trình đều được chuẩn bị kỹ lưỡng. Từ bàn ghế, đến bát, đũa, thìa và khay cơm inox, chỉ cần có người có nhu cầu dùng bữa ngay tại chương trình đều sẽ được phục vụ chu đáo như những vị khách quý.

Ông Trương Cao Luận - Giám đốc Nha khoa Sài Gòn H.N chia sẻ: “Nắm bắt được tâm lý của mọi người khi đến với chương trình, nên chúng tôi đã chuẩn bị sẵn dụng cụ để các cô, các chú, các bác có thể dùng bữa ngay tại chương trình. Điều quan trọng nhất mà chúng tôi mong muốn không chỉ là họ được ăn miễn phí, mà họ còn cảm thấy được yên tâm ăn ngon như một bữa cơm nhà”.

Những giọt nước mắt từ sự sẻ chia

Khoảng 11 giờ 30 phút, hầu như các bàn ăn tại chỗ của chương trình đã đông kín người. Tất cả tạo nên một không cảnh ấm cúng, như một bữa ăn tại chính gia đình của họ. Đã từ lâu, căn bếp của chương trình “Bữa cơm yêu thương” không chỉ đơn giản là một nơi để bệnh nhân và người nhà của họ có thể đến lấy cơm và ăn uống, đây còn là nơi để những yêu thương được sẻ chia. 

Thứ 7 được "Ăn cơm nhà" và cảm nhận hương vị tình thân  - Ảnh 6.

Bệnh nhân và người nhà bệnh nhân được phục vụ chu đáo khi ăn cơm tại chương trình. Ảnh: Nguyệt Minh

Thứ 7 được "Ăn cơm nhà" và cảm nhận hương vị tình thân  - Ảnh 7.

Nhìn những "thực khách đặc biệt" đang ăn cơm ngon lành, chính là niềm vui, hạnh phúc và là thành quả lớn lao nhất với những người thực hiện chương trình "Bữa cơm yêu thương". Ảnh: Nguyệt Minh.

Tâm sự với chúng tôi, bà Bạch Thị Yên (Hòa Bình, 60 tuổi) không cầm được những giọt nước mắt. 5,6 năm nay bà vừa chạy đi chạy lại giữa Hòa Bình và Hà Nội, vừa lo toan việc nhà, bà Yên vừa phải chăm  chồng ốm bệnh đang điều trị tại Viện K Tân Triều. Đã từ lâu, bà không có nhiều thời gian để nghĩ cho bản thân, hay chỉ đơn giản là tâm sự cho nhẹ lòng với ai đó.

Thứ 7 được "Ăn cơm nhà" và cảm nhận hương vị tình thân  - Ảnh 8.

Bà Bạch Thị Yên không kìm được xúc động khi được hỏi thăm trong bữa cơm tại chương trình. Ảnh: Thế Hiển.

“Tôi cố gắng, vừa làm hoa màu ở nhà, vừa đi chăm bệnh nhân khác kiếm thêm đồng ra đồng vào để đỡ khoản viện phí cho ông nhà. Đã từ lâu ở Hà Nội, tôi chỉ ăn vội ăn vàng, chẳng được ăn một bữa cơm trọn vẹn như ngày hôm nay” - nói rồi, bà Yên vội lấy tay lau đi những giọt nước mắt đã chảy dài trên gò má. Những nếp nhăn trên gương mặt với làn da sạm nắng, chúng tôi hiểu rằng bà đã cố gắng và nỗ lực đến mức nào. 

Thứ 7 được "Ăn cơm nhà" và cảm nhận hương vị tình thân  - Ảnh 9.

Niềm hạnh phúc của bà Yên chính là khi được những người cùng bàn ăn dù mới quen thấu hiểu, chia sẻ và động viên. Ảnh: Nguyệt Minh.

Cũng như bà Yên, chị Vũ Thị Lan (quê Phú Thọ) hiện đang chăm chồng bị ung thư máu tại Viện Huyết học và Truyền máu Trung Ương. Chị Lan nhớ lại: “Ngày biết tin chồng bị ung thư máu, tôi gần như sụp đổ. Giờ chỉ biết cố gắng hết sức, còn nước thì còn tát”.

Đối với chị Lan, đã từ lâu chị quên một bữa cơm không chỉ tròn vị mà còn ấm cúng. Chỉ 2 vợ chồng ở viện, những lúc yếu lòng, chị không dám nói cho anh biết, chỉ khóc thầm một mình. Thế nhưng, tại bữa ăn của “Bữa cơm yêu thương”, chị Lan đã chia sẻ câu chuyện của mình với những người làm chương trình. Chị đã bật khóc nức nở trước sự cảm thông, và tấm lòng ấm áp của những  người ở đây. 

Thứ 7 được "Ăn cơm nhà" và cảm nhận hương vị tình thân  - Ảnh 10.

Những giọt nước mắt đã lăn dài trên gò má của chị Vũ Thị Lan, đã từ rất lâu chị mới có thể thoải mái giãi bày những tâm sự của mình như thế. Ảnh: Nguyệt Minh

Điều đặc biệt ẩn sau những tiếng cười nói vui vẻ của chương trình chính là những giây phút lắng đọng và chan chứa tình cảm, là sự sẻ chia từ những con người tưởng chừng như không quen biết, lại có sự gắn kết thông qua sợi dây mang tên “Bữa cơm yêu thương”.

Nhà báo Tống Hương - Phó Trưởng ban Bạn Đọc, phụ trách mảng Nhịp cầu nhân ái bày tỏ: “Mỗi người khi đến với “Bữa cơm yêu thương” đều mang những câu chuyện riêng. Điều chúng tôi mong muốn là “Bữa cơm yêu thương” không chỉ mang lại cho họ niềm vui, mà còn là nơi lắng nghe, thấu hiểu để họ có thể chia sẻ câu chuyện của mình”.

Thứ 7 được "Ăn cơm nhà" và cảm nhận hương vị tình thân  - Ảnh 11.

Nhà báo Tống Hương - Phó Trưởng ban Bạn Đọc, phụ trách mảng Nhịp Cầu Nhân Ái (phía bên trái) cùng Ông Trương Cao Luận - Giám đốc Nha khoa Sài Gòn H.N đang hỏi thăm người nhà bệnh nhân sau khi họ dùng bữa tại bếp. Ảnh: Nguyệt Minh.

Thứ 7 được "Ăn cơm nhà" và cảm nhận hương vị tình thân  - Ảnh 12.

Với nhiều bệnh nhân, đây là một trong những giây phút thoải mái, khiến họ có thể tạm thời quên đi những khó khăn khi phải chiến đấu với bệnh tật. Ảnh: Nguyệt Minh.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem