Lịch sử khoa cử nước ta bắt đầu vào năm 1075, khi vua Lý Nhân Tông cho mở kỳ thi đầu tiên lấy tên là “Minh kinh bác học và nho học tam trường”.
Tại kỳ thi này, triều đình nhà Lý lấy đỗ 20 người. Người đỗ đầu kỳ thi (thủ khoa) là Lê Văn Thịnh, quê huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh ngày nay.
Làm quan sau khi đỗ đạt
Ban đầu, ông là thầy dạy của vua, sau đó thăng dần tới các chức quan khác nhau như nội cấp sự, thị lang bộ binh rồi cuối cùng là thái sư - chức quan đứng đầu triều đình.
Là vị thủ khoa đầu tiên trong lịch sử khoa bảng nước nhà, Lê Văn Thịnh có nhiều đóng góp cho dân tộc trên các lĩnh vực khác nhau, trong đó nổi bật là việc ông đòi lại cho nhà Lý vùng đất gồm 6 huyện và 3 động thuộc châu Quảng Nguyên (Cao Bằng) do nhà Tống chiếm giữ.
Sau Lê Văn Thịnh, thủ khoa nổi tiếng thứ hai là Nguyễn Quán Quang - người được khắc tên tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám với tư cách trạng nguyên đầu tiên trong lịch sử khoa bảng nước nhà.
Nguyễn Quán Quang cũng là người Bắc Ninh. Ông đỗ trạng nguyên vào năm 1246. Dù năm 1247 triều đình nhà Trần mới chính thức lấy danh hiệu trạng nguyên, Nguyễn Quán Quang vẫn được suy tôn là trạng nguyên đầu tiên vì ông đỗ đầu ở kỳ thi trước đó chỉ một năm.
Cũng như Lê Văn Thịnh, sau khi đỗ đầu, Nguyễn Quán Quang đã có nhiều đóng góp to lớn cho triều Trần. Ông từng “đuổi giặc Mông Cổ chỉ bằng một viên đá” và làm quan đến chức tể tướng.
Đền thờ trạng lương Lương Thế Vinh hiện đặt tại xã Liên Bảo, huyện Vụ Bản, Nam Định.
Thủ khoa trẻ nhất trong lịch sử khoa bảng nước nhà là Nguyễn Hiền. Ông quê ở xã Nam Trực, huyện Nam Thắng, tỉnh Nam Định ngày nay. Sinh năm 1234, Nguyễn Hiền đỗ trạng nguyên năm 1247 khi mới chỉ 13 tuổi. Đây chính là kỳ thi đầu tiên trong lịch sử nước ta, triều đình định ra chế Tam khôi (trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa).
Vì đỗ trạng lúc còn quá bé, Nguyễn Hiền được vua Trần Thái Tông cho về nhà 3 năm tu dưỡng, chờ khi lớn ra làm quan cho triều đình. Sau này, ông ra làm thượng thư bộ công, nhưng tiếc là nhân tài mệnh yểu, ông mất khi mới 21 tuổi.
Đó là 3 trong rất nhiều người đỗ đầu mà nền giáo dục nước nhà từng sản sinh ra bên cạnh những kỳ tài như Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trãi, Lê Quý Đôn, Nguyễn Bỉnh Khiêm… Điểm chung của họ là đều đỗ thủ khoa và về sau đều trở thành rường cột của nước nhà.
Lịch sử khoa bảng nước ta từ năm 1075 đến 1919 có tổng cộng 184 kỳ thi, tương đương 184 người đỗ đầu. Trong đó, 54 người đạt danh hiệu trạng nguyên, 2.785 người đỗ tiến sĩ.
Theo quy chế thi cử, tất cả người đỗ đạt sẽ được triều đình bổ nhiệm làm quan. Trong đó, thủ khoa thường giữ những chức vụ cao. Gần như tất cả 184 thủ khoa đều làm quan trong triều.
Nhiều người được triều đình trọng dụng, giữ chức vụ rất cao, tiêu biểu như các thủ khoa Lê Văn Thịnh, Nguyễn Quán Quang, Mạc Đĩnh Chi, Lương Thế Vinh, Vũ Kiệt, Nguyễn Đăng Đạo…
Một số ít người không ra làm quan, tiêu biểu như cụ Nguyễn Khuyến, hoặc một số người vì những lý do khác nhau đã cáo quan về ở ẩn, mở trường dạy học như trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Học trò xưa học thế nào để đỗ thủ khoa?
Để đứng đầu kỳ thi Đình (chọn ra trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa…), học trò ngày xưa phải vượt qua hàng chục nghìn sĩ tử trên cả nước. Họ phải tích lũy được khối lượng kiến thức đồ sộ, dàn trải trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
Theo một số tài liệu còn lưu lại, khi 6 đến 7 tuổi, trẻ đã bắt đầu học về sách Sơ học vấn tân, Tam tự kinh (kinh ba chữ), Tứ tự kinh (kinh 4 chữ), Ngũ ngôn (văn vần 5 chữ). Học trò tập làm văn, làm câu đối 2 chữ, 4 chữ, biết phân biệt vần trắc và bằng…
Khoảng 10 tuổi, học trò làm quen những sách kinh điển của Nho giáo, như Tứ thư, Ngũ kinh, rồi Bắc sử (sử Trung Quốc), Nam sử (sử nước ta).
Ngoài ra, trẻ còn phải đọc sách Bách gia chư tử của các triết gia Trung Quốc thời cổ đại, Đường thi, Tống thi, những áng văn tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam và Trung Quốc.
Tất cả nội dung đó, học trò phải thuộc lòng, quên một chữ thì tìm thầy để hỏi. Tất nhiên, để thi cử đậu đạt, những kiến thức trên vẫn chưa đủ. Nó còn phụ thuộc nhiều vào việc vẫn dụng sáng tạo, linh hoạt vào nội dung của từng bài thi cụ thể.
Không chỉ học thuộc làu văn thơ, kinh sách, viết văn, làm thơ, vế đối, học trò còn phải biết soạn thảo các loại văn bản của triều đình.
Ngoài kiến thức, để trở thành thủ khoa, sĩ tử ngày xưa đã phải trải qua những kỳ thi tuyển chọn cực kỳ khốc liệt với nhiều kỳ thi khác nhau như thi Hương, thi Hội, thi Đình. Mỗi kỳ thi thường có tới 5 vòng thi khác nhau.
Thủ khoa là người đỗ đầu, kỳ thi nào cũng có. Trạng nguyên là do quy đình của triều đình. Chỉ giai đoạn từ 1247-1736, triều đình mới lấy trạng nguyên (đỗ đầu nhưng phải đạt điểm tuyệt đối). Từ năm 1075-1246 và từ 1736-1919, không có ai đạt danh hiệu trạng nguyên.
Trong giai đoạn từ 1736-1802, tuy các kỳ thi vẫn được tổ chức, không có ai đạt điểm để được công nhận là trạng nguyên.
Dưới thời Nguyễn, triều định quy định không lấy trạng nguyên. Thay vào đó, những ai đỗ đầu kỳ thi Đình sẽ được gọi là Đình nguyên Tiến sĩ.
Theo quy chế thi cử ngày xưa, người muốn đỗ trạng nguyên phải đạt điểm tuyệt đối (10 điểm) trong kỳ thi Đình; đạt 9 điểm đỗ bảng nhãn; đạt 8 điểm đỗ thám hoa.
Kỳ thi nào không có ai đạt điểm tuyệt đối, triều đình sẽ không lấy trạng nguyên của kỳ thi đó.
|
Nguyễn Thanh Điệp (Zing)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.